Sunday, January 8, 2012

Nguyễn Hồng Phúc họp mặt ở Sóc Trăng H D 67-74 - CHS HD Sài Gòn 8/1/2012

Họp Mặt Tất Niên CHS HD Sài Gòn 8/1/2012




https://picasaweb.google.com/110944129487074099688/HopMatTatNienCHSHDSaiGon812012?authkey=Gv1sRgCMuVpcOL9LezfA#



















Nguyễn Hồng Phúc họp mặt ở  Sóc Trăng  H D    67-74


https://picasaweb.google.com/hong.nhan.nguyenn/HongPhucHopMatHDSocTrang6774?authkey=Gv1sRgCLqXo-yloNb-Vw#

Nguyễn Hồng Phúc họp mặt ở  Sóc Trăng  H D    67-74




















https://picasaweb.google.com/hong.nhan.nguyenn/HongPhucHopMatHDSocTrang6774?authkey=Gv1sRgCLqXo-yloNb-Vw#











MỘT NGÀY CUỐI NĂM…

Sóc Trăng quê tôi không có chợ hoa nườm nượp đông nghẹt người như chợ hoa Nguyễn Huệ Sài Gòn, nhưng tôi vẫn thích đi ngắm hoa cắm trong chùa ngày 30 tết. Cắm hoa trong chùa từ lâu đã trở thành một thói quen phong nhã. Các thầy ra chợ mua những bông hoa đẹp nhất, kết hợp với vườn hoa sẵn trong chùa để cắm nên những bình hoa đẹp và mang đầy ý nghĩa. Tôi vẫn nhớ sáng 29 tháng chạp, các sư thầy đạp xe đạp chầm chậm xuống phố, chọn nhiều hoa như hoa mai, hoa cúc, huệ, những bông tươi nhất, đẹp nhất còn đọng đầy sương mai trên lá, ưu tiên đem về chùa làm quà dâng lên đức Phật. Rửa sạch hoa, ngắt đi những lá xấu, các sư thầy bắt đầu cắm vào hàng chục bình hoa bằng sứ và đồng. Trong cách cắm tính đối xứng đặt lên hàng đầu. Sang nhất là cắm một nhánh hoa mai làm cành chủ. Lúc cắm phải phối hợp màu theo nguyên tắc: cành thấp màu tối, cành cao nhẹ để thấy được sự thanh thoát. Nguồn hoa dâng lên bàn thờ Phật, chính là sự dâng tâm nguyện của mình lên Phật…Khi ngắm nhìn những bình hoa đẹp tuyệt vời tôi thắc mắc hỏi một sư trụ chì cái ý nghĩa xâu xa của nghệ thuật cắm hoa đẹp thì sư trả lời rằng “sự cắm hoa lên bàn Phật không cần hoa đẹp, chỉ làm sao cho bình hoa tươm tất, thể hiện lòng thành của mình. Tương tự với gia đình, dù con khôn lớn đi đâu nhưng khi nghĩ về gia đình, khi cho cha mẹ một thứ gì đó thì quan trọng nhất là cách cho. Như một người con nghèo có hiếu thuận – dù chỉ cho cha mẹ một chén cơm nhưng với tất cả tấm lòng thì còn hơn gấp trăm lần người con giàu cho cha mẹ ở nhà lầu, đi xe hơi nhưng vô lễ, mắng nhiếc cha mẹ…”. 
Bước vào bất cứ nhà miền quê nào trong thời điểm cuối năm, cũng có thể nhận thấy ngay không khí chuẩn bị Tết nhộn nhịp, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp. Tôi còn nhớ tết năm xưa nhà cửa tươm tất, giấy đỏ dán đầy nhà, lư đồng bóng nhoáng. Má và bà Nội tôi nhổ lông và làm gà để nguyên đầu và chân gà để trên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên với 2 quả dưa hấu trưng trên bàn thờ tổ tiên. Bên Canada chúng tôi kiếm được một con gà còn nguyên chân và đầu để cúng như Việt Nam là một thử thách không nhỏ. Tại các siêu thị thịt gà chủ yếu được bán từng loại như đùi, ngực, lòng, chân, ức…. Gà nguyên con cũng có bán nhưng không có đầu, chân… 
Ngày tôi còn nhỏ, cái tết của gia đình được chuẩn bị khá chu đáo. Từ đầu tháng chạp là mẹ tôi mua sắm vài khúc vải để tiện việc may mặc cho các con vào dịp Tết vì bà vẫn sợ nếu chờ quá cận tết thì giá cả sẽ mắc hơn. Ba má tôi không giàu có nhất vùng, nhưng gia đình lại đông con nên cứ chia ra mua sắm dần dà chuẩn bị cho các con hầu kịp hưởng tết với mọi người. Lo xong quần áo con cái thì đã qua giữa tháng chạp. Đấy là lúc mẹ tôi chuẩn bị mua sắm thức ăn thức uống cho 3 ngày tết. Ngày 23 là ngày đưa ông Táo về trời, để gửi thông điệp về đấng tối cao báo cáo tình hình làm ăn và sức khỏe con cái trong năm. Thưở ấy tôi hiểu một cách mù mờ về huyền thoại ông Táo về trời. Lớn lên một chút tôi nghiệm ra rằng người Việt nam mình hơi tin dị đoan.
Ngày 28 tết, má tôi dậy sớm đi chợ mua lá chuối xanh thẫm để gói bánh tét. Đồng thời má tôi cũng sắm sửa thêm những vật dùng cho ngày Tết. Má tôi mua sẵn gà, bánh mứt, trái cây, hương để cúng và biếu họ hàng gần xa. Má tôi vẫn không quên mua vài cành mai để cắm cho những ngày linh thiêng này. Trước tuần lễ Tết chúng tôi thường lau chân đèn hay bộ lư toàn bằng đồng óng ánh. Chúng tôi phải lau cho chúng bóng loáng như sự sáng sủa cho cả năm mới đến. Trước đây má tôi còn mua pháo nhưng ngày nay lặng tiếng pháo cũng bớt đi phần nhộn nhịp vào những ngày Tết. Chúng tôi có một việc nhỏ là mang lá chuối xanh ra ngoài nắng phơi khô rồi xếp từng xấp cẩn thận. Trong khi đó, bà nội tôi lấy mấy bó lạt được ngâm nước rồi chẻ nhỏ thật đều dùng để gói cột bánh tét. Mãi về sau này mỗi khi nhớ về bà nội  tôi lại nhớ đến mùi cay của vôi và trầu. Lúc nhỏ, tôi bắt chước bà nhai thử trầu mà tê cả môi cả lưởi. Đêm 29 tết, má và bà nội bận rộn đến nỗi không ngủ được vì công việc làm bánh tét. Chiếc chiếu to được trải ra giữa nhà bếp, nếp được ngâm ngày hôm trước đem ra để ráo lúc chiều. Đậu xanh ngâm kỹ, nắm lại từng nắm cùng với ba rọi ba chỉ được trải lên lớp nếp nằm trên lá chuối. Má và bà nội cẩn thận quấn cuộn lại thành cái bánh tét và bỏ vào nồi nước đang đun sôi. Tôi thử gói vài lần nhưng lúc nào cũng bị má sửa và gói lại cho đẹp. Má tôi bảo bánh tét ngon không những nêm nhân vừa miệng mà bề ngoài cần phải trông đẹp mắt. Nồi nấu bánh tét phải là nồi to và cao và lửa phải cháy đều. Ngày xưa chúng tôi đâu có bếp gas hay điện tối tân như ngày nay, nhưng bánh nấu xong rất ngon nhờ lửa củi này. Mẹ tôi dùng bếp than hồng để đun nước xôi và nấu nướng.
Từ 23 đến 30 tháng chạp, gia đình tôi khá bận rộn háo hức về công ăn việc làm. Ba tôi có nhiều khách hàng đến sửa xe hơn. Khách hàng ai cũng muốn xe cộ trong tình trạng tốt để rước nhiều khách ngày đầu năm. Người làm ruộng thì cần xe máy cày khỏe để qua năm mới gặt hái trúng mùa… Riêng phần tôi, ba tôi giao nhiệm vụ đi thâu tiền thiếu của khách hàng cuối năm và nhân trả tiền cho chủ nợ. Việc trả nợ cuối năm là việc làm tôi thích nhất vì cách đối xử khác hơn lúc đòi tiền, thí dụ cậu Tổng chở tôi bằng xe Honda đến tiệm Kiều Lý ở đường giữa Sóc Trăng để trả tiền mà bà chủ là người ăn nói nhẹ nhàng tính tình dễ chịu mỗi khi gặp bà để trả tiền hay hẹn nợ, nhưng trả nợ thì ít mà việc đi đòi tiền khách hàng thì nhiều vì đa số là họ hàng, hàng xóm quen thuộc lại làm cho việc đòi nợ khó khăn hơn. Mấy bác khách hàng của cha tôi như bác tư Trọng, bác bảy Bình chủ tiệm cây xăng Shell cận cầu bon, củ Ấu ở đằng sau rạp Nhị Trưng, tiệm uốn tóc Mỹ Châu, dượng bảy Sên lái xe Lambretta quảng cáo rạp Hòa An và đa số chủ ruộng có máy cày ở Bải Xàu và Vũng Thơm…
Đến ngày 30 tết, là ngày vui nhất. Ngày này, ngoại trừ có vài năm nhân viên trong xưởng phải làm việc cực nhọc đến chiều tối vì ba tôi chìu khách hàng theo lời yêu cầu của họ để hoàn thành công việc giao xe cho kịp tết, các anh nhân viên làm việc phải ngừng tay để lo quét dọn nhà cửa sạch sẽ trước khi được phát lương về quê ăn tết. Nhìn thấy đám thợ hiện rõ nét vui vẻ trên khuôn mặt khi nhận lương cuối năm lòng tôi cảm thấy hớn hở vui lây khi cầm bó tiền giao cho từng người. Vì tôi biết chắc rằng ai cũng cần đến để chuẩn bị sắm sửa cho ba ngày tết. Mọi việc hoàn tất khi chiều vừa tắt nắng. Bà nội tôi trưng bày mấy cây mai trong phòng khách và trước cửa nhà trông tươm tất và sạch sẽ hơn những ngày thường vì nhà chúng tôi là một xưởng sửa chữa xe cộ và máy cày. Sau khi kiểm soát tất cả đồ đạc trang trí xong, bà Nội dọn mâm cơm cúng ông bà tổ tiên. Năm nào cũng vậy ở giữa chiếc bàn tròn chiễm chệ một con gà trống luộc vàng rói chung quanh là những món xào và hai quả dưa với nhãn đỏ. Kết thúc bữa cúng, đợi cho hương tàn, ba tôi đóng cổng nhà và không tiếp khách nữa. Bữa chiều hôm đó nhà tôi không dọn cơm. Ai đói bụng thì dùng tạm chén cơm nhẹ đơn sơ để chờ đến giao thừa.
Ngoài đường, hàng xóm lác đác vài người đi chùa, nhà nhà đều đóng cổng, ở đâu cũng chỉ thấy các bàn thờ với hương thơm nồng nàn. 15 phút trước giao thừa, ba tôi đánh thức cả nhà dậy để cúng lễ ông bà. Bọn nhỏ như chúng tôi mắt mờ mắt nhắm không muốn thức dậy nửa đêm. Nhưng khi nghe lớp đớp vài tiếng pháo của hàng xóm đốt vội làm cả lũ tỉnh táo hơn. Mẹ tôi và bà Nội đã sửa soạn trà nước và rượu để cúng vái ông bà. Bửa cơm giao thừa bắt đầu lúc nửa đêm. Mọi người nâng ly chúc mừng ông bà, khấn vái cầu xin ông bà tổ tiên giúp con cháu dồi dào sức khỏe và làm ăn khấm khá năm mới. Ba tôi tranh thủ kể chuyện làm ăn trong năm, ôn lại chuyện cũ, ông cũng nhân lúc có mặt đủ anh em và gia đình để giáo dục con cái….
Chúng tôi xa quê hương gần 40 năm, tục lễ và cúng giao thừa đã bị đưa vào quên lãng. Ngày nào cũng như ngày nào chúng tôi phải lo làm ăn tất bật nơi xứ người không còn thì giờ để nghĩ đến phong tục cúng lễ giao thừa. Họa chăng, chúng tôi thắp vài cây nhang và đặt vài mâm trái cây để nhớ đến ông bà và tổ tiên. Con cái chúng tôi lớn lên ở hải ngoại cũng không hiểu tục lệ giao thừa là gì nữa, chúng chỉ hiểu mang máng là year end celebration mà thôi....

Xuân năm nay tôi hớn hở thu xếp trở về Việt Nam để hưởng xuân con Rồng nơi quê cha đất tổ, hầu được nhìn lại phong tục giao thừa như lúc thiếu thời.
Má tôi cũng đi chợ sắm sửa may mặc nhưng cho các cháu, cũng mua bánh tét và trái cây để cúng ông bà chứ bà không còn sức để tự làm với bà nội nữa. 
Đêm 30 năm nay, không còn tiếng pháo rộn rã như những năm xưa. Họa may chỉ còn nhìn lên truyền hình xem họ bắng pháo bông và ca hát. Tiếng hát mừng xuân thì cũng là những bài ca quen thuộc như năm nào. Ngoài đường phố Sóc Trăng tiếng xe gắn máy ồn ào làm mất vẻ thanh tỉnh của những đêm 30 ngày xưa.
Nhưng có điều lần giao thừa này chúng tôi không còn nghe ba ôn lại chuyện vui buồn của công ăn việc làm trong năm, không còn bà Nội để lo cắm mấy cây mai  và lau chùi đánh bóng lư đồng nữa. Các bác bà con xa gần và bạn bè hàng xóm kể cả ba tôi, đa số đã ra đi vĩnh viễn hoặc sống lụm khụm già nua ở một phương trời nào đó. Tôi cũng không còn có dịp đi đòi tiền hay trả nợ các khách hàng của ba tôi vào cuối năm nữa. 
Tất cả đã qua đi như quá khứ. Riêng tôi trở về đây cúng giao thừa với mẹ già, vài đứa em và các cháu nhưng lần này cúng giao thừa cũng là lúc làm tôi nhớ lại những kỷ niệm đẹp và công ơn của cha tôi và cũng như các bác các chú. Hình như nước mắt tôi đã rơi xuống ly rượu từ lúc nào không hay…. 

Nguyễn Hồng Phúc
Mùa xuân 2012











Nơi chôn nhau, cắt rốn. 



Tưởng nhớ về cha tôi và những bạn hữu đã vĩnh viễn ra đi – Ngô Thời An, Trịnh Tấn Tước, Lâm Đắc Huệ, Nguyễn Thu Phong, Lê Công Trình, Phạm Quang Vinh và gần đây nhất là Lưu Thị Ngân Hà…

Tất cả đều trôi qua.
Tất cả đều mất đi.
Chỉ có kỷ niệm là còn...

Cho dù đi đâu và làm gì thì chúng ta vẫn nhớ đến tuổi học trò phải không các bạn?. Mỗi người trong chúng ta ai mà không nhớ đến thầy cô và bạn bè, mọi thứ dường như thay đổi khi chúng ta rời xa mái trường thân yêu mỗi người một nơi. Nhưng dù thế nào đi nữa các bạn chắc không bao giờ quên lứa tuổi học trò tinh nghịch với bao nhiêu kỹ niệm lưu luyến đáng nhớ nhé các bạn. Tôi cũng không phải ngọai lệ, như các bạn giờ đây tuy chúng ta đang sống mỗi phương trời khác nhau nhưng vẫn nhớ về mái trường thân yêu nơi đã giúp chúng ta lớn lên và trưởng thành trong hiện tại đúng không các bạn? Hãy luôn nhớ đến mái trường xưa, ngôi trường Hoàng Diệu Sóc Trăng và Lasan Taberd Sàigòn.
      Tôi nhớ ơn tất cả Thầy Cô đã giảng dạy tôi các môn học qua mỗi lớp, giúp tôi có được hành trang vào đời qua năm tháng, càng nhận ra không thể thiếu được, nếu không nói là vô giá. Tôi khắc ghi trong tâm Thầy Phan Văn Nhiều và Sư huynh hiệu trưởng trường Lasan Khánh Hưng frère Gabriel Nguyễn Đăng Quang, ơn đã giúp tôi vào Taberd Sàigòn vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, thầy Nguyễn Tư Thiếp (xứ kangaroo), thầy Nguyễn Ngọc Lân, thầy Ngô Trọng Bình, thầy Nguyễn Thái Lân, Cô Nguyễn Thị Mười, Thầy Thiên và thầy Thế và rất nhiều thầy cô Hoàng Diệu và những sư huynh Lasan Taberd Sàigòn như frère Bonnard Trần Đình Bá, frère Edmond Nguyễn Văn Công, Sư huynh Trần Quang Nghiêm, thầy Lê Mậu Thống (giáo sư Chu Văn An và Taberd), thầy Đặng Đức Kim, thầy Nguyễn Văn Đàng, v.v.v..…
      Giờ đây hồi tưởng lại, bạn bè cũ gặp nhau rất ít, thời gian trôi qua rất nhanh kể từ năm 71. Mỗi đứa vào đời với những nghề nghiệp chuyên môn khác nhau: bác sĩ, kỹ sư, kế toán viên, giáo viên, công chức cao cấp, đại-gia, thương gia, v.v.v.....
Sau năm năm, bảy năm lần lượt các bạn đã thành tài, tốt nghiệp. Không kể những bạn đã vĩnh viễn ra đi rất trẽ như Lâm Đắc Huệ, Ngô Thời An (hy sinh trong lúc thi hành nghĩa vụ), Lê Công Trình, Nguyễn Thu Phong, Trịnh Tấn Tước, Phạm Quang Vinh và Lưu Thị Ngân Hà. Bây giờ thì kẻ ở chân trời, người góc biển, có đứa thành công cũng có đứa sống thiếu mai mắn. Những cánh chim đã tung cánh muôn phương, sống gần thì chỉ còn quá ít ỏi, sống xa nhau thì nhiều. Những cánh chim chưa mỏi và sẽ bay tận trời xanh, chỉ để lại sân trường những vết chân của lớp 10B1 Khóa 71-72 Hoàng-Diệu và lớp 12B2 Taberd Sàigòn khoá 72-73.
        Nhớ lại mái trường xưa, ôn lại những kỷ niệm, nhìn lại những chặn đường khó khăn đã qua và những khó khăn hiện tại các học sinh đang gặp. Mỗi cựu học sinh chúng ta trong lòng đã có suy nghĩ làm thế nào để giúp đở các học sinh nghèo, học giỏi có đủ nghị lực và an tâm trau dồi học tập?. Chúng ta nên có một kế hoạch và tâm huyết thế nào để giúp đở cho các con em của thế hệ sau có được sự khích lệ cụ thể, để các em học giỏi hơn nữa, để tiếp nối truyền thống lâu đời của nhà trường là học tốt, làm việc tốt, chóng thành tài và để đền bù xứng đáng công sức của thầy cô, cha mẹ và sự hổ trợ của các bậc đàn anh đàn chị.
     Khi nhắc về trường cũ, thầy và bạn bè xưa, chúng tôi không mong mỏi gì hơn là được cùng bạn bè đồng môn 10B1 khóa 71-72 Hoàng Diệu, nhất là các bạn từ đệ Thất đến đệ Tứ HD năm xưa và 12B2 Taberd Sàigòn, sống lại thời niên thiếu nhiều ấn tượng và rất hồn nhiên của tuổi học trò.
       Xin cảm ơn các Thầy Cô đả dìu dắt em cũng như bạn bè trong những năm trung học, làm hành trang căn bản cho chúng em vào đời. Bây giờ thầy trò đều gần đất xa trời, tóc thầy cô trắng bạc nhiều hơn và tay cũng run run hơn vì suy nghĩ lo toan trong cuộc sống. Cầu mong trời Phật và ơn trên ban phước lành cho thầy và trò vẫn còn khoẻ mạnh mãi mãi, để mỗi năm chúng em vẫn còn được họp mặt với nhau, để nhắc lại chuyện ngày xưa, để cho lòng chúng em được trẻ mãi trong tuổi già! Vì kỷ niệm thời niên thiếu là kỷ niệm bất diệt của cuộc đời phải không các bạn?         
       Sóc Trăng là nơi tôi được sinh ra và lớn lên, dù chỉ sống vỏn vẹn mười bảy năm tại đây và ba mươi sáu năm tha hương tại Canada, nhưng mỗi dịp về thăm quê nhà cũng đủ cho tôi cái tình thương thân ái từ gia đình và sự đón tiếp nồng hậu từ những bạn hữu của những năm tháng thiếu thời. Khi tìm hiểu về vùng đất nào đó người ta hay bàn về lịch sử, địa dư, phong cảnh, di tích, con người và thức ăn hay thổ sản tiêu biểu của nó. Hoài niệm về quê hương Sóc Trăng, tôi viết lên ý tưởng ngắn ngũi này để diễn tả cảm nghĩ của mình về xứ sở thân thương.
      Sóc Trăng, là nơi mà người dân nói được ba thứ tiếng Tiều, Miên, Việt và người dân làm lụng cần cù lại mang đặc tính hiền hòa chân chất, để tôi mãi mãi nhung nhớ về quê hương mình và sung sướng tự hào là một người con của vùng đất cổ quê tôi. Mỗi con người được sinh ra ở một miền nào đó, dù phì nhiêu hay nghèo khổ, thì nó vẫn là quê hương. Nếu Việt Nam của tôi là một đất nước thiêng liêng, đẹp đẽ về địa lý và văn hóa, thì Sóc Trăng của tôi cũng trong sáng trong hai yếu tố đặc trưng đó. Tôi muốn ôm quê tôi trong vòng tay thương nhớ. Nỗi buồn ly hương khi tôi rời quê tôi một ngày cuối thu năm 73 bởi vì Việt Nam nói chung và SócTrăng nói riêng đã xa tầm tay ngỡ ngàng của tôi. Duy có điều tôi vẫn biết rất rõ là quê hương vẫn sống mãnh liệt trong hoài niệm, trong tiềm thức của tuổi thơ. Tôi đã gắn bó với cả hai yếu tố Việt Nam từ dòng máu, từ làn da và tôi sẽ mãi mãi ấp ủ một quê hương mang theo như người con xa xứ, như kẻ ly hương không bao giờ quên nỗi những dòng chữ quen thuộc dù là Việt Nam hay Sóc Trăng trong làng nước mắt ...
     Sau này, khi ra hải ngoại, được đi du lịch cũng nhiều nơi, cảnh đẹp thấy cũng đã nhiều chỗ, nhưng chỗ nào cũng chỉ để chụp hình kỷ niệm một chuyến đi chứ không có cảnh nào mang lại những nỗi xúc động trong tôi như những chuyến về thăm quê hương, thăm chùa Dơi Sóc Trăng, chùa Một Cột Hà-Nội, cố đô Hoa Lư, vịnh Hạ Long, những lúc ấy tưởng như lịch sử từ ngàn xưa vọng về, các bài ca “làng tôi có cây đa cao vút trời xanh” văng vẳng đâu đây, các bài học về lịch sử, về văn hóa dân tộc được học từ thời thơ ấu, bao nhiêu năm tích tụ trong người tự nhiên hiện về trong trí nhớ, và thật đúng là không đâu đẹp bằng quê hương cả.
    Trên đường từ Sàigòn xuôi theo quốc lộ 1 về miền cuối Việt, khoảng hai trăm ba mươi mốt cây số là chúng ta đã vào thị xã Sóc Trăng. Sóc Trăng trước năm 75 được gọi là tỉnh Ba Xuyên. Sóc Trăng có nhiều sắc dân sinh sống như người Việt, người Hoa và người Miên (Khơ-me) là đông nhất. Mọi sinh hoạt của dân chúng ở đây hài hoà, không có sự biểu lộ sự kỳ thị nhau.

       Trước khi đến Sóc Trăng người ta phải qua cầu Mỹ Thuận và Cần Thơ, quê hương của cha tôi và cũng là quê nội tôi. Nơi đây tôi thấy cây cầu Cần Thơ sắp được nối liền, tôi liên tưởng đến cây cầu tình cảm giữa thầy trò cũ Hòang Diệu đang được hòan thiện để nhắc lại những kỷ niệm thầy trò ngày xưa…. Tôi nhận ra là cây cầu này sẻ được hoàn thành giữa năm 2010 và đặc biệt hơn nữa là cây cầu nầy được xây dựng bằng vật liệu rất hiếm, không làm tổn hại môi trường và vô cùng bền vững. Hi vọng sau khi cây cầu nầy được xây xong thì nền kinh tế Sóc Trăng sẻ được phát triển mạnh và thu hút được nhiều nhân tài và nhà đầu tư từ thành thị đến như giáo sư giỏi, nhân sự chuyên môn, đầu tư nước ngòai, v.v.v…Tôi đóan và biết chắc như thế vì cây cầu sẽ thông thương nền kinh tế thành thị đến thôn quê...
           Trong tôi lúc nào cũng có hai dòng ý tưởng. Tôi sinh ra và lớn lên ở Sóc Trăng nhưng quê cha và quê nội lại là Phong Dinh, tức Cần Thơ ngày nay.  Đi đâu tôi vẫn tự hào là dân chính gốc Sóc Trăng, nhưng mỗi khi có biến cố ở Phong Dinh lòng tôi cũng không khỏi bồi hồi vì tôi biết chắc rằng ở đó vẫn còn rất nhiều thân nhân quyến thuộc đang sống tại đấy. Ngày xưa anh chị họ tôi hay chọc ghẹo chúng tôi  rằng “tụi bây là dân Sóc Trăng hả...là dân nhà quê đó…”.  Các anh chị họ tôi, trai thì học Phan Thanh Giãn Cần Thơ còn gái thì học Đòan Thị Điểm trong khi đó các anh em tôi đều học Hòang Diệu, trường nhà quê theo nghĩa của anh chị họ tôi…Anh em họ nội trước 75 thành công như có người làm Sĩ quan cao cấp trong Quân cảnh Cần Thơ và có người về thăm chúng tôi với cấp bậc Trung úy mủ đỏ. Kể từ đó tôi hứa với lòng mình là phải học khá hơn anh chị họ tôi để chứng tỏ với họ là chúng tôi là dân nhà quê nhưng không thua ai đâu nhé.

          Tôi bắt đầu học trung học ở Hòang Diệu Sóc Trăng nhưng lại ra trường tại Lasan Taberd Sàigòn. Bạn bè Hòang Diệu thì rất nhiều nhưng bạn bè củ Taberd cũng không ít. Tôi trải qua tuổi thanh niên ở Việt Nam nhưng lại sống và làm việc ở CanadaTôi học Kỹ sư bằng tiếng Pháp nhưng làm Master bằng tiếng Anh. Bà xã tôi gốc người Bắc trong khi tôi được sinh trưởng ở miền Nam. Gia đình tôi có đạo Phật nhưng hiền thê tôi lại là dân Công giáo. Tôi có hai cậu con trai có hai cá tình hoàn toàn khác nhau, nhưng ngược lại trong chúng tôi cũng có một ý tưởng rất ư là thống nhất… đó là chúng tôi chỉ có một hiền thê, giống như đức tính của cha tôi…Thế mới là một tình huống rất đặc biệt về cái tôi trong chúng tôi…
      Đến Sóc Trăng các bạn sẽ thấy một vùng đất xanh tươi với những cánh đồng lúa mênh mông cò bay mõi cánh, những đầm nuôi tôm, những vườn cây ăn trái nặng trĩu quả.
       Ngòai ra các bạn sẽ không bao giờ quên những danh lam thắng cảnh của Sóc Trăng như Chùa Dơi, Chùa Đất Sét, Hồ Nước ngọt, v.v.v... Cũng như vẽ đẹp chân quê thật thà của các cô gái Sóc Trăng, mà người xưa có câu ‘’Cầu nào cao bằng cầu Thiên Hộ, Gái nào ngộ bằng Gái Sóc Trăng’’ mặc dù cây cầu này đã không còn cao như xưa nữa do sự đổi mới bộ mặt của Tỉnh Sóc Trăng thời hiện tại, nhưng vẽ đẹp của các cô gái Sóc Trăng vẫn như xưa.
      Đến thăm Sóc Trăng người ta không thể nào quên mua về một ít bánh pía Vũng Thơm, lạp xưởng, Mè láo Mỹ Tâm, cốm dẹp, v.v.v…và nhứt là thưởng thức những món ăn độc đáo của Sóc Trăng như món bún nước lèo cá lóc, bánh cống Sóc Trăng… cũng là những hương vị đặc sản mà người dân chính gốc Sóc Trăng không thể nào quên được… 
Chùa Dơi

    Theo đường Lê Hồng Phong về hướng Mỹ Xuyên, bạn sẽ cãm nhận được ngôi chùa Dơi Mã Tộc mà người Khmer gọi là Mahatuk, những cây vú sữa, cây gòn và một số cây tạp khác nữa là chốn nương thân của hàng mấy ngàn con dơi. Đây là nơi quy tụ rất nhiều dơi quạ, ban ngày đi kiếm ăn và tối trở về chùa. Ban ngày dơi treo ngược đầu, tòn ten trên nhiều cành cây làm chúng ta thấy được sự kỳ thú của thiên nhiên. Hằng đêm, khi trời vừa sụp tối, dơi kêu vang cả vùng như réo gọi nhau thức dậy, chuẩn bị cho hoạt động của chúng. Người dân Sóc Trăng cho biết, nguồn thức ăn chính mà đàn dơi chùa Mã Tộc nhắm tới là Vườn Nhãn ở Vĩnh Châu. Ở Vĩnh Châu thì nhà nào cũng có vườn trồng nhãn riêng, đặc biệt là nhãn Sơ hút có trái to, cơm dày và hạt nhỏ. Khi chúng ta bước vào vườn nhãn chỉ thấy choáng ngợp bởi những chùm trái lớn nhỏ treo lủng lẳng trên cành. Bạn vào vườn nhãn để mua, thông thường chủ nhân sẽ bán với giá cao hơn ngoài chợ, vì là nhãn do bạn tự chọn nhưng bạn tha hồ ăn mà không phải trả tiền... vì đa số  chủ vườn có tính rất quý khách. Đàn dơi tại chùa Mã Tộc Sóc Trăng rất ý thức đến địa phận ở của mình vì chúng chỉ trú ngụ trong khuôn viên của chùa mà không đáp đậu bất cứ nhánh cây nào bên ngoài vòng rào của chùa và chúng cũng chẳng ăn bất cứ một trái cây nào, dù trái cây chín rụng đầy sân chùa. Cho nên, nếu bạn có về Sóc Trăng, đừng quên ghé thăm chùa Dơi một lần cho biết các huyền thoại và thực tế về loại dơi sống tại nơi nầy.

Chùa Bửu Sơn hay Chùa Đất Sét 
    Chùa Bửu Sơn nằm trên đường Lê Đức Thắng, từ thị xã Sóc Trăng đi Ðại Ngãi, cách trung tâm thị xã chừng một cây số, phía tay phải. Chùa đã có từ lâu đời, được trùng tu năm 1906 và đến năm 1988 được sơn sửa lại. Sở dĩ bà con ở đây quen gọi là chùa Ðất Sét, vì tất cả các công trình điêu khắc, trang trí bên trong do bàn tay của một nghệ nhân tạo nên toàn bằng đất sét pha trộn bột nhang và ô dước - một loại chất lỏng sền sệt tạo nên sự kết dính - do đó các công trình điêu khắc và các tượng không bị nứt nẻ qua thời gian. Mái chùa được chống đỡ bằng hai mươi bốn cây cột, mà mỗi cây cột cũng là một công trình đáng kể, xung quanh mỗi cây cột được đắp bằng đất sét, mang hình rồng nổi cùng những nét hoa văn suốt từ chân cột lên đến mái điện thờ, mặc dù trãi ngót trên 200 năm mà vẫn vững. 
Hồ Nước ngọt


    Mỗi khi về thăm Sóc Trăng tôi hay vào Hồ Nước Ngọt để đi tảng bộ. Là một khu vui chơi giải trí nằm trong lòng thị xã, bạn có thể đi bơi tại đây và nếu bạn có trẻ con thì đây là một nơi để các em bé thưởng thức nhiều trò chơi vui nhộn. Từ một cái hồ nhỏ ở cửa ngõ thị xã ngày xưa có tên là Tịnh Tâm, hồ Nước ngọt giờ đây là một Trung Tâm Văn Hóa của thành phố Sóc Trăng. Hồ có nhiều cây xanh mà chủ yếu là lấy bóng mát. Hồ Nước ngọt còn xem là lá phổi của TP Sóc Trăng với rất nhiều phượng vỹ được trồng từ xưa. Hầu hết các họat động văn-hóa của tỉnh Sóc Trăng hàng năm đều diễn ra tại đây. 



    Khi tôi còn bé đến lúc trưởng thành cứ mỗi độ sáng sớm tôi và cha tôi thường đi dạo xung quanh hồ nước ngọt này và người vẫn hay nhắn nhũ rằng : cha sinh ra để làm thợ nhưng các con phải cố gắng chăm học để thành nhân mà hãnh diện với đời « con hơn cha là nhà có phúc » cha tôi thường nói thế. Vì những lúc đi tảng bộ như vậy với đầy tinh thần sảng khóai thỏai mái hít thở không khí thôn quê không như thành thị ngột ngạt, những lời khuyên của cha tôi đã khắc sâu trong trí nhớ chúng tôi.
    Đầu tháng năm 2009, vào một buổi sáng tinh sương khi tôi trở lại Sóc Trăng để thấp nén hương trên mộ cha, và tôi đi tảng bộ xung quanh hồ nước ngọt để hồi tưởng lại người cha vừa vĩnh viễn ra đi, mà suốt cuộc đời làm lụng cực khổ hy sinh cho chúng tôi với một hi vọng duy nhất là nuôi lớn chúng tôi, cho chúng tôi học hành thành tài để trở nên những người hữu dụng cho cuộc sống và xã hội….Giấc mộng cha tôi đã hòan thành nhưng cũng là lúc mà người cũng không còn nữa trên cỏi đời để chứng kiến sự thành công của con cái, để lại cho mẹ tôi sự nặng trĩu và vắng bóng mà hàng mấy chục năm trời cha tôi đã cho mẹ tôi sự ấm áp này. Cha tôi thường nói với mẹ tôi « mất tôi là bà mất tất cả », và tôi thấy những nép nhăn trên trán mẹ tôi càng dày đặt sau biến cố cha tôi mất đột ngột làm cho tim tôi nặng trĩu. Bất chợt trong tia nắng ban mai lại lất phất mưa bụi trông rất buồn bã đã gợi lại sự nhớ nhung một vật gì quí báo nhất trên đời mà tôi vừa bị đánh mất vĩnh viễn…..

Viết tại Montréal nhân ngày Father’s Day 2009
Phuc Nguyen CHSHD 
Hoàng-Diệu 67-72
Lasan Taberd Saigon 72-73

Edited by Nguyễn Tuyết
Tài liệu tham khảo:
Sổ tay Hướng Dẫn Du Lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long
Việt Nam Quê hương mến yêu - Tivi Việt Tiến Toronto Canada




ĐỜI SỐNG MONTREAL-CANADA


Canada vẫn nổi tiếng là một quốc gia trù phú, đất rộng người thưa, người dân nơi đây với nếp sống hiền hòa thanh thản, không vội vã, hối hả tất bật sáng tối như đa số các nước tiến bộ khác như Nhật Bản, Mỹ, v.v.v... Lãnh thổ Canada là cả một lục địa mênh mông bát ngát, chiều ngang chạy dài suốt từ Ðông sang Tây ngang miền đất Bắc Mỹ Châu, nối liền bờ Ðại Tây Dương với bờ Thái Bình Dương. Diện tích rộng đứng thứ hai trên thế giới 10 triệu cây số vuông, chỉ sau Liên Xô với diện tích lớn nhất thế giới 17 triệu cây số vuông, nhưng dân số chỉ có 33 triệu người. Mật độ dân số chỉ có 8 người cho mỗi dặm vuông.

Québec (phát âm là kê-bếc), có diện tích gần 1,5 triệu km², tức là gần gấp 3 lần nướcPháp hay 7 lần xứ Anh. Điều này làm Québec trở thành tỉnh bang lớn nhất của Canada. Bằng ngôn ngữ, văn hoá và thể chế của nó, Quebec hình thức một quốc gia trong Canada.
Mặc dầu Québec là tỉnh bang rộng nhất của Canada, nhưng tổng số dân chỉ có 6,8 triệu, trong khi tỉnh bang Ontario lớn thứ hai sau Québec mà dân số lên tới trên 10 triệu cư dân.
Về phía tây của Québec là tỉnh bang Ontario và vịnh Hudson, về phía đông là tỉnh bangNew Brunswick và vùng Labrador (phần đất nội địa của tỉnh bang Newfoundland và Labrador), về phía nam là các tiểu bang Maine, New Hampshire, Vermont và New Yorkcủa Hoa Kỳ. Hơn 90% diện tích của Québec nằm trên một nền đá lớn gọi là Canadian Shield. 

Chữ québec có nguồn gốc từ chữ gepèèg của người thổ dân Mi'kmaq. Gepèèg có nghĩa là "eo biển", dùng để ám chỉ chỗ thắt nhỏ lại của sông Saint-Laurent gần Thành phố Québec(tiếng Pháp: Ville de Québec, tiếng Anh: Quebec City).

Montréal (tiếng Anh: Montreal) là thành phố lớn nhất của tỉnh bang Québec và thành phố đông dân thứ nhì của Canada. Nếu kể số người nói tiếng Pháp không thôi thì Montréal đứng thứ nhì trên thế giới, sau Paris. Tọa lạc ngay giữa thành phố là một ngọn núi nhỏ có tên là Mont Réal trong tiếng Pháp cổ (Mont Royal trong tiếng Pháp hiện đại ngày nay) - từ đó tên Montréal được sinh ra. Sau một trận bão tuyết tại Montréal.
Đảo Montréal vốn là đất của thổ dân Algonquin, Huron và Iroquois từ hàng ngàn năm trước khi người Pháp đến thám hiểm Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ 16 (Jacques Cartier - 1535;Samuel de Champlain - 1608). Đến 1642 các nhà truyền giáo Paul de Chomedey de Maisonneuve và Jeanne Mance lập ra một làng nằm trong phạm vi của Montréal ngày nay. Làng đó được đặt tên là Ville-Marie và càng ngày càng mở rộng nhờ vào sự trao đổi giữa người Pháp định cư và dân bản xứ. Đa số dân của Ville-Marie là người Pháp nhưng sau khi Hầu tước Vaudreuil (Pierre Francois de Rigaud) trao thành Ville-Marie cho Đế quốc Anh vào 1760, các dân di cư từ Anh, Ireland, Scotland và những nơi khác ở Âu Châu cũng  đến lập nghiệp tại đây.

Cờ Montréal 
Montréal chính thức trở thành một thành phố vào năm 1832. Từ thập niên 1860 đến thập niên 1930 là thời kỳ huy hoàng nhất của Montréal, nhiều người cho rằng thời kỳ này kéo dài đến cuối thập niên 1970, trước khi các kỹ nghệ, thương mại và dân nói tiếng Anh dọn đi Toronto.   
                
Tuy vậy, Montréal vẫn còn là một thành phố quan trọng của Bắc Mỹ, nếu không muốn nói là của thế giới, về thương mại, kỹ nghệ, đầu tư, chính trị, du lịch và nhất là về các hoạt động văn hóa. Montréal là hải cảng chính nối liền Ngũ Đại Hồ với Đại Tây Dương. Dưới ảnh hưởng của hai nền văn hóa Anh và văn hóa Pháp, cộng thêm vào đó là dân cư nói nhiều thứ tiếng, Montréal trở thành một cái gạch nối tự nhiên. 

Québec cũng là tỉnh bang nổi tiếng với Tháp Montréal, nơi tổ chức Hội Chợ Quốc Tế năm 1967 (Expo) và Thế Vận Hội Mùa Hè năm 1976. Việc thiếu dân số và tỉ lệ sinh giảm là một trong những lý do dẫn đến chương trình di dân định cư độc lập của Canada. Canada là vùng đất của cơ hội có nhiều sự thịnh vượng kinh tế, đa dạng và vững mạnh về giáo dục, nổi tiếng trên thế giới về bảo hiểm sức khỏe và hưu trí. Vùng đất rộng, không khí trong lành, tất cả tạo nên một môi trường an toàn và lành mạnh cho cuộc sống.Từ năm 2007-2008 chính phủ Canada muốn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các công dân trên thế giới có cơ hội dễ dàng hơn để định cư tại Canada để bổ sung cho dân số bị thiếu hụt ngày càng lớn tại đất nước này. Trước năm 1975, Montréal có khoảng 200 sinh viên du học Việt Nam sống nơi đây. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, số lượng này tăng đến 3,000 người từ những thuyền nhân “boat people”, cộng với chương trình “đoàn tụ gia đình”. Dựa theo thống kê Canada, ước chừng đến 50,000 người Việt sống trên đất Montréal năm 2011.....

Tọa lạc ngay giữa thành phố là một ngọn núi nhỏ có tên là Mont Réal - từ đó tên Montréal được sinh ra. Montréal nằm ở phía tây-nam của Thành phố Québec - thủ phủ của tỉnh bang - khoảng 200 km, và độ 150 km về phía đông của Ottawa - thủ đô của Canada.

Toàn thể thành phố chính và các khu vực ngoại ô phụ cận nằm trên một hòn đảo lớn ở giữa sông St. Laurent (tiếng Anh: St. Lawrence).

Tổng cộng diện tích của đảo Montréal và các đảo nhỏ xung quanh Montréal khoảng 500 km². Đối diện, qua phía bắc của sông, là Laval - thành phố đông dân thứ nhì của Québec và các thị trấn nhỏ hơn; qua phía nam của sông là Longeuil, Brossard, St. Hubert, Saint-Lambert, Greenfield Park...

Tổng số dân cư, nếu kể cả Montréal lẫn các thành phố phụ cận, đạt hơn 3,5 triệu vào đầu thế kỷ 21; dân số của thành phố Montréal chính thức chỉ khoảng 1,8 triệu. Tuy đại đa số dân Montréal nói tiếng Pháp, rất nhiều người nói cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp. Thêm vào đó là gần 500.000 các cư dân đến từ các nơi khác như Ý, Nam Mỹ, Israel, Hy Lạp, Trung Hoa, Haiti, Bồ Đào Nha, Đông Nam Á, Ấn Độ, Đông Âu...

Dưới ảnh hưởng của hai nền văn hóa Anh và Pháp, cộng thêm vào đó là dân cư nói hai thứ tiếng, Montréal trở thành một cái gạch nối tự nhiên giữa Âu Châu và Bắc Mỹ. Montréal còn giữ được rất nhiều kiến trúc cổ từ thế kỷ 18, thế kỷ 19 cho đến những trụ sở thương mại của đầu thế kỷ 20 và những cao ốc trụ sở kinh doanh xây vào thập niên 1950, thập niên 1960.

Khu Montréal Cổ (tiếng Pháp: Vieux Montréal, tiếng Anh: Old Montreal) vẫn còn nhiều con đường đá và nhiều di tích cũ của thị trấn Ville-Marie ngày xưa. Montréal có một hệ thống xe điện ngầm (Métro) nối liền với các hệ thống xe lửa và xe buýt - ngay cả sang hai thành phố bên kia bờ sông của Montréal (Laval và Longeuil) bằng cách đào đường hầm dưới lòng sông St. Laurent. Loại phương tiện này có thể đưa hành khách tới những nơi mà họ muốn như sân thể thao, nhà hát, các cửa hàng, quán rượu, cửa hàng bách hóa, nhà ga hay công sở... 

Hầu hết các cơ sở thương mại, trường đại học, cơ quan chính phủ và các cao ốc tại trung tâm của thành phố đều được nối với nhau bằng đường hầm. Ảnh hưởng của tôn giáo, nhất là Công Giáo, thể hiện qua hàng trăm các nhà thờ to nhỏ khác nhau của Montréal. To, đẹp và quan trọng nhất là các thánh đường sau đây:Oratoire Saint-Joseph, Basilica Notre-Dame de Montréal, Cathedral Marie-Reine-du-Monde.

Mỗi khi thời tiết mùa hè khá oi bức hay khi sự lạnh giá khắc nghiệt của mùa đông, người dân Montreal lại sử dụng hệ thống đường ngầm dưới lòng đất để đi lại. Hệ thống đường ngầm này được xây dựng từ ý tưởng của nhà danh họa nổi tiếng thế giới Leonardo De Vinci. Với 29 km chiều dài, đường ngầm này sẽ dẫn khách bộ hành tới những đoạn đường lớn, nơi có nhiều cửa hàng thời trang và quán ăn.

Canada chúng tôi được sự ưu đãi của thiên nhiên, xứ này ít bị thiên tai hơn những nơi khác. Chúng tôi ở Canada đã trải qua hơn 38 mùa tuyết. Nếu thấy tuyết rơi nhẹ bay ngang trời thì trông thơ mộng vô cùng, còn tuyết bay mù mịt trong gió ào ào thì sợ lắm. Ở đây ai cũng lo âu khi tuyết rơi ban đêm sẽ làm ngập đường, xe và lối đi. Sáng hôm sau phải cào xúc tuyết và đá cho nhà và cả xe:
       Xúc đầy từng xẻng tuyết
Mở lối đi vào nhà
Rãi muối lên mặt đất
Cho vững bước chân ra…
Québec là xứ đã tạo ra rất nhiều tay chơi hockey thượng thặng. Từ khi con trai út tôi được 12 tuổi thì bắt đầu hắn họp bạn hàng xóm để chơi hockey ngoài đường và biết nhiều hơn về thể thao, tôi bắt đầu để ý đến bộ môn này. Những 20 năm đầu ở Canada cứ vài năm là équipe Canadiens của Montréal dành được Stanley Cup – tương tự như Super Bowl của football Mỹ hay Euro Cup bên Âu châu. Dân địa phương rất mê những trận đấu hockey. Tôi vẫn thường mua vé đưa các con trai đi arena để xem hockey nhứt là khi đội Montréal vào được vòng loại 16 (playoff – quarter final to the Cup). Ở hí viện chơi thể thao đã đông nghẹt thì không nói rồi nhưng các quán ăn thể thao như La cage aux sports lại đầy nghẹt người đi ăn uống bia và la hét với biểu ngữ treo đầy xe để cổ động cho “gà” nhà. Mỗi mùa hockey có 82 games với 30 équipes. 16 đội sẽ vào Vòng loại 16 (playoff race). Từ bán kết đến Cup tính ra 4 vòng. Để thắng mỗi vòng, mỗi đội phải thắng 4 trên 7 games để được vào vòng sau.
East Association                           West Association
Capitals – Washington                  Canuck – Vancouver
Penguin – Pittsburg                       Red Wing – Detroit
Bruins – Boston                           Blackhawk – Chicago
Lightning – Tampa                       Predator – Nashville
Canadiens – Montréal                   Oilers – Edmonton
Devils – New Jersey                     Flame – Calgary
Ranger – New York                      Duck – Anaheim
Islander – Long Island                   Coyotes – Pheonix
Hurricane - Carolina                     Avalanche – Denver
Panther – Florida                          King – LA
Sabre – Buffalo                            Blue – Saint-Louis        
Senator – Ottawa                          Shark – San Jose   
Leaf – Toronto                 Blue Jacket - Columbus 
                                               
Trong 30 đội hockey bắc Mỹ thì đội Canadiens (CH) vùng chúng tôi là gặt hái nhiều cups nhất, 30 cups hơn 100 năm của lịch sử hockey nơi đây, vì thế con nít khi vừa lớn lên người ta đã tập chơi trò chơi này với hi vọng chúng sẽ trở thành tay chơi chuyên nghiệp hockey trong tương lai, vì thu nhập khá cao nếu theo nghề nghiệp này hơn triệu đô la mỗi năm và chỉ làm việc 8 tháng mỗi năm. Đặc biệt của những trận đấu cuối mỗi vòng diễn ra ở Forum, mỗi khi đội CH thắng thì hàng chục ngàn cổ động viên xuống đường đập phá xe đậu ngoài đường phố và cướp giựt (looting) những cửa hàng thương mại lân cận cả đêm, đến khi cảnh sát đến bắt vào bót thì đám người gây rối loạn và phá phách kia mới chịu ngưng…

Mùa đông năm 2011 Thế Vận Hội mùa đông được tổ chức tại Vancouver. Bộ môn hockey là môn rất say mê của chúng tôi nên đây là dịp tốt để chiêm ngưỡng tài nghệ của những cao thủ chuyên nghiệp của Canada. Vì thế Canada năm nay được gặt hái rất nhiều huy chương…

Thế rồi mùa đông tuyết trắng cũng đi qua để nhường lại mùa xuân ấm áp. Nắng hanh vàng lại rủ bóng xuống những nhành cây, chim bắt đầu hát líu lo mỗi sáng sớm. Cây cối đâm chồi nẩy lộc và cỏ bắt đầu xanh hơn. Hoa tulip đang rạng nở sau nhà.
Mỗi khi có người thân hay bạn bè từ xa đến Québec chúng tôi đều đưa đến những bar uống rượu có thoát y vũ như Le Zipper, Chez Paré, v.v.v...

Đây là một trong những nơi hẹn hò thông thường nhất của cư dân thành thị. Trong quán rượu có vũ thoát y, số khách hàng không những chỉ có những người đàn ông, mà còn cả những phụ nữ, những cặp vợ chồng và những người lớn tuổi.

Ở Québec có đến 138 quán rượu có vũ thoát y ngay ở thành phố Montreal và các vùng lân cận. Cư dân trong tỉnh bang Quebec đã tự hào về nền văn hóa mà họ gọi là “văn hóa tình dục cởi mở”, không có những cấm cản về thuần phong mỹ tục.

Tỉnh bang Québec cũng là nơi thu hút du khách nhờ vào các quán rượu thoát y vũ này. Theo các chủ nhân của quán rượu Le Zipper hay Chez Paré thì những người Quebecers thích sống với những tưởng tượng về tình dục. Họ đến các quán rượu để thư giãn tinh thần.

Những nơi khác cũng có các quán càfê sexy này, nhưng vẫn không khiêu dâm cho bằng cách ăn mặc của các cô bồi bàn trong các tiệm rượu, tiệm ăn sang ở tỉnh bang Québec. Theo luật của tỉnh bang này, thì những cô bồi bàn bắt buộc phải mặc ít ra một thứ gì trên người. Tại nhiều quán rượu, những cô bồi bàn này chỉ quàng có cái khăn quàng cổ.

Không những có các tiệm rượu vũ thoát y dành cho mấy ông, mà cũng có nhiều quán rượu mà những vũ công là nam giới như tiệm “Le 281” ở Montreal, cũng có những tiệm rượu vũ thoát y dành cho những người đồng tính.

Các tiệm vũ thoát y ở Montréal còn thu hút khách hàng từ khắp nơi đến, nhờ vào điều lệ là khách hàng có quyền sờ mó, đụng chạm các vũ công, từ phần bụng trở lên. Nhưng luật là luật, nhiều tiệm rượu cho khách hàng sờ mó tuốt, từ trên xuống dưới, miễn là những khách hàng này cho tips hậu hĩnh, từ 10 dollars cho đến 15 dollars.

Như nói ở trên, Canada là xứ tự do từ ngôn luận đến hành động miễn sao đừng làm rối loạn ảnh hưởng đến sự an ninh công chúng thì tự do cá nhân được tôn trọng tuyệt đối. Thừa nước đục thả câu, nhiều người Việt ở những đô thị lớn như Montréal, Toronto, Winnipeg và Vancouver đang thực hiện công việc phi pháp để hái nhanh ra tiền như trồng và di chuyển cần sa (cannebis).

Sự liều lĩnh cũng là phần thưởng cho việc trồng cây cần sa với những rủi ro không đáng kể xảy ra năm 1990 ở Vancouver. Xã hội, bao gồm cả cảnh sát, có một thái độ tương đối rộng rãi đối với những người nhập cư mới (điều này có lẽ là một sự sai lầm về chính trị ở Canada khi bắt đầu tống giam những người nhập cư gần đây). Hơn nữa, xã hội, bao gồm cả cảnh sát, đã có một thái độ mềm mỏng với tội phạm ma túy (có sự phân biệt lớn ở Canada và Anh quốc giữa ma túy “nhẹ” như marijuana và “nặng” như heroin). Khi việc trồng cây thuốc ở đô thị bị phát hiện, kết quả là một số lượng người chỉ bị phạt chứ không bị tù. Đó là môt sự khác biệt lớn giữa Canada và Hoa Kỳ, và đây là lý do sự canh tác cần sa không phải bắt đầu từ phía nam của biên giới. Vì luật lệ Canada không được gắt gao cho lắm chỉ bắt bỏ tù người hút thuốc phiện nhưng chỉ phạt nặng tiền mặt những người trồng cần sa vì thế nó khuyến khích người Á Châu mới nhập cảnh Canada muốn làm giàu nhanh chóng để thích ứng với tiện nghi mới ở xứ sở này. Cảnh sát thành phố London đã khám phá ra một cơ sở trồng cần sa trị giá 2 triệu dollars. Thí dụ gần đây Cảnh sát thành phố Toronto vừa cho biết trong hôm thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011, là cơ quan này đã khám phá một cơ sổ trồng cần sa tại gia tại thành phố Toronto vào cuối tuần qua. Cảnh sát đã tìm thấy 1,228 cây cần sa được trồng tại căn nhà ở đường Chalkfarm Drive trong ngày thứ sáu. Trị giá của số cần sa này lên đến 1.2 triệu dollars. Ngoài số cây cần sa, cảnh sát còn tịch thu một số dụng cụ trồng cây tại địa điểm này. Hai nghi can Hoàng Nguyễn 29 tuổi và Vân Nguyễn 34 tuổi đã bị buộc về tội trồng cần sa bất hợp pháp, và ăn trộm điện. Hai nghi can đã phải ra hầu tòa trong hôm thứ bảy cuối tuần. Cách đây vài năm Cảnh sát Montréal đã tóm được vài chục gia đình trồng cần mà đa số là dân VN.

Trong hôm thứ hai ngày 31 tháng giêng  năm 2011, cảnh sát đã lục soát một căn nhà ở số 106 Jennifer Gardens và đã khám phá  trên 2 ngàn cây cần sa trồng trong căn nhà này. Hai nghi can ngụ trong căn nhà này đã bị bắt giữ là Nguyễn Như Hùng 31 tuổi và Nguyễn Như Kim 67 tuổi, đã bi bắt giữ. Ngoài 2 ngàn cây cần sa, cảnh sát còn tịch thu 676 gram cần sa và tịch thu chiếc xe minivan Mazda 2002. Một căn nhà khác ở trên đường Trossacks Avenue cũng có lệnh tòa án cho lục soát, nhưng các nhân viên an ninh chỉ tìm thấy trong căn nhà này 3 ngàn dollars tiền mặt. 

Nói về hệ thống giáo dục ở Québec và Canada thì hệ thống giáo dục ở Québec hơi khác với 9 tỉnh bang còn lại của Canada. Có 6 lớp bậc tiểu học và 5 lớp bậc trung học. Sau trung học con em chúng ta phải thi bằng tốt nghiệp trung học. Nói là bằng tốt nghiệp trung học nhưng thực ra chỉ là một cái lệ về hình thức vì thi cử vẫn bình thường trong lớp chứ không như ở hai cái tú tài ở VN: ngày thi do bộ giáo dục quốc gia đã định sẵn và giáo sư giám thị là những giáo sư của những trường khác đến hoàn toàn khác hẳn những người thầy quen thuộc trong lớp. Người ta khó có thể tiên đoán được đề thi sẽ ra như thế nào nữa mới chết chứ, đó là vấn đề nan giải cho bậc phụ huynh. Sau khi đậu bằng tốt nghiệp trung học, học sinh phải học thêm 2 năm dự bị đại học (CEGEP) trước khi vào đại học. Hệ thống giáo dục của 9 tỉnh bang còn lại của Canada thì giống như Mỹ và học tất cả 12 năm trước khi lên đại học. Bên Canada trường đại học thường là bán công tức là chính phủ Québec đài thọ 75% học phí cho dân Canadian (dân du học sinh và những tỉnh bang khác đến học phải trã 100% học phí) và đa số đại học được dạy theo hệ thống tín chỉ (credit, Cử nhân = 90 hay 120 tín chỉ, như thế học sinh ra từ CEGEP ở Québec chỉ học 90 tín chỉ tức 3 năm thì ra trường, ngược với dân đến từ những tỉnh bang khác hay du học sinh phải lấy 120 tín chỉ tức 4 năm). Tức nhiên vì vấn đề khác biệt về hệ thống giáo dục bên Québec nên chúng ta nên thận trọng khi so sánh việc học vấn ở bậc đại học…Ngành cao học như Master và Ph.D thì giống như bên Mỹ…

Ở Canada, có hai đặc sản là Maple syrup và Ice wine. Maple syrup và Ice wine được bán khắp thị trường thế giới, 70% được sản xuất ở Québec. Bên Mỹ cũng sản xuất maple syrup ở miền Minnesota, nơi có nhiều dân da đỏ sinh sống. Người ta nói rằng người da đỏ gốc ở Canada, khi họ di cư xuống Mỹ thì đem theo cây phong (maple tree), nhờ vậy Hoa Kỳ mới sản xuất được chút ít maple syrup. Riêng ice wine là một đặc sản của Canada, thường được trồng nhiều ở vùng Niagara-on-the-Lake, Napierville & Eastern Township in Québec và vài nơi ở Vancouver. Khác với rượu nho bình thường, muốn làm ice wine thì nho phải nằm trên cây nho (grape) đến khi bị phủ tuyết băng một mùa, nho bị teo lại rồi người ta mới hái đem vào nhà máy làm rượu. Như vậy nho sẽ chín mùi và ngọt hơn nhưng dung tích bị giảm lại còn 1/3 vì thế giá một chai ice wine 500ml khoảng 40 đô tức mắc gấp 6 lần rựơu đỏ thường với dung tích 750ml.

Cứ mỗi đầu xuân, người Québec hay tổ chức những “sugar shack” (cabane à sucre) tạm dịch là lễ hội “túp liều đường” thường xảy ra từ cuối tháng 3 đến giữa tháng tư khi tuyết bắt đầu tan. Những sugar shack (cabane à sucre) thường nằm trong những làng cây phong, trồng đế lấy đường maple syrup. Những hãng xưởng, gia đình hay tổ chức những cuộc xuất hành đến vùng sugar shack thường để tạo cơ hội xây dựng tinh thần đoàn kết với bạn đồng nghiệp hay tạo sự ấm cúng thân mật cho gia đình. Khi viếng thăm thông thường người ta sẽ được đưa lên xe ngựa để viếng thăm rừng cây phong để xem cách lấy nhựa đường và được giải thích rất tường tận về cách chế biến syrup. Đây không phải là những cánh rừng hoang mà là một cánh rừng được trồng toàn loại cây phong làm đường. Người ta chăm sóc từng gốc phong, khi thân cây được 25 cm thì họ bắt đầu lấy nhựa bằng cách cắm vào thân cây một cái ống và như vậy nhựa cây trắng sẽ nhỏ vào một thùng nhỏ đặt sẳn để hứng lấy. Thực ra ta gọi là nhựa nhưng chỉ chứa 97% là nước và 3% là đường. Họ đem về nhà máy chưng cất để lấy nhựa nguyên chất, được gọi là maple syrup. Cứ 40 litre nhựa như vậy chỉ trích ra được 1 litre maple syrup. Theo luật thực phẩm Canada thì các hãng sản xuất không được phép pha vào syrup bất cứ chất bảo trì nảo. Vì thế maple syrup do Canada sản xuất được tiếng là tinh khiết nhất thế giới. Sau khi tham quan rừng thông và xem cách sản xuất syrup quan khách được mời vào bàn ăn đúng 12h00 trưa, tất cả sinh hoạt đều được scheduled (lên lịch trình) sẵn.

Trong phần ăn trưa đa số là trứng, sausage, súp đậu và những khẩu vị được ăn với maple syrup.

Xứ Canada với ¾ diện tích là rừng thông và mỏ là một trong những nước trù phú nhờ thiên nhiên biệt đãi cho nhiều mỏ, nhứt là mỏ vàng và kim cương, những hãng sau đây đang khai thác mỏ:

-              Equinox Minerals Ltd & Barrick Gold Corp đang khai thác mỏ vàng. Hai hãng này thuộc loại lớn nhất thế giới. Hai hãng được bán trên 2 thị trường Chứng Khoán Toronto và Australia
-              Goldex mines – Val d’Or Québec - mỏ vàng và Richmont-mines
-          Nhóm Rio Tinto (former Alcan) khai thác bauxite để chế tạo nhôm.
-           Stornway Diamond Corp đang được xây cât đê khai thác kim cương vùng Trung Bắc Québec
-               Alderon Resources Inc đang thực hiện đầu tư vào lảnh vực khai thác mỏ sắt tại Fermont Québec
-            Strateco Resources Inc khai thác mỏ uranium miền Trung Bắc Québec
-              Canada Lithium Corp khai thác mỏ lithium nằm 6o km phía bắc Val d’Or
-              Royal Nickel khai thác mỏ nickel với 64,000 tấn mỗi năm
-          Consolidated Thompson Iron mines, khai thác mỏ sắt ở Bloom Lake vùng phía bắc Québec.
-             Ở Alberta phía Tây Canada thì có rất nhiều mỏ dầu, khí đốt, than đá, đá để làm dầu cặn (sable bitumineux), và nhiều mỏ khác….

Hiện nay các công nghệ khai thác mỏ này đang tiến triển mạnh vì giá nhiên liệu cứ tăng mãi theo thời gian, kéo theo ngành cố vấn kỹ thuật cũng tiến mạnh (engineering consultants firms) và là những kỹ nghệ hấp dẫn đang thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại quốc. Nhiều nhà đầu tư từ Trung Quốc và Ấn Độ đang đổ xô vào Canada đấu thầu mua lại cổ phần của những công ty khai thác mỏ Canada, vì thế hiện nay có rất nhiều công trình thi công để mở rộng các mỏ, kéo thêm nhiều việc làm cao cấp chuyên môn cho dân Canada chúng tôi…(phỏng theo báo The Gazette Montréal ngày 28 tháng tư 2011, business section page B11- Mining’s future looks bright). Ngoài công nghệ mỏ, Canada và Québec đang khai thác kỹ nghệ gỗ để làm vật liệu xây dựng và kỹ nghệ giấy nổi tiếng nhất nhì trên thế giới…

Mùa xuân Canada thì trời luôn đổ mưa. Khi viết những dòng chữ này thì chúng tôi đang chuẩn bị bước vào tháng bảy, mùa hè nắng vàng cũng là tháng mưa ngâu, chia quyên rẽ thúy. Tôi nhớ phong tục VN mình, không dựng vợ gả chồng cho con cháu vào tháng mưa sụt sùi này. Ông Cha ta sợ duyên không lành nên họ hay kiêng cữ ngày lành tháng tốt. Bên VN ta ít nghe chuyện ly dị và ly thân. Bên Canada thì đây là chuyện bình thường. Mới lấy nhau vài năm qua thì năm nay đã bỏ nhau. Chuyện ngoài lề, tôi có một người bạn VN du học trước tôi vài năm và quen với một cô bạn VN khác cùng du học. Có điều là cô bạn ấy du học trẻ từ thời trung học và họ biết nhau ở xứ Maple leaf này. Quen thân được vài năm họ quyết định lấy nhau, tám tháng sau họ đưa nhau ra toà ly dị. Vài năm sau, cô ấy lại tái hôn với một anh bạn khác của tôi. Chúng tôi quen nhau rất thân mật, hai gia đình qua lại ăn uống và chơi tennis. Cặp vợ chồng này sống với nhau 20 năm, có hai con cùng lứa tuổi với hai đứa con chúng tôi, rồi một ngày không đẹp trời, cô lại ly dị anh bạn tôi một lần nữa. Buồn cho cuộc đời lắm đổi thay.

Canada chúng tôi mừng ngày Quốc Khánh ngày 1 tháng 7, ba ngày trước ngày Độc Lập của Hoa Kỳ. Năm 2011 họ tổ chức mừng 143 năm Canada độc lập rất trọng thể. Sau 38 năm tha hương bây giờ tôi mới cảm nhận được nét đặc thù đáng thương này của xứ Canada vì trong ngày Quốc khánh tất cả các nhà thờ đều treo quốc kỳ và sau buổi thánh lễ cả linh mục, chủ tế và giáo dân đứng lên chào hát bài quốc ca. Sau đó họ vỗ tay rầm rộ vang vội cả một vùng…

Đồng thời vào dịp lễ này ở những phố người Hoa (China town) lớn như Toronto và Montréal bị tràn ngập người Việt từ Mỹ đến. Dòng người vui vẽ vừa đi vừa ăn chom chom hay nhãn một cách vô tư lự như xung quanh mình không có ai. Xứ Canada chúng tôi cho việc nhập cảng hàng hóa dễ dàng nhiều loại trái cây từ khắp nơi, nhưng Hoa Kỳ thì rất nghiêm ngặt cho việc nhập khẩu hàng hóa vào nơi xứ sở họ. Người dân nơi đây thích ăn bất cứ gì cũng phải mang về nhà chứ không ăn vô tư lự ngoài đường phố.

Mùa đông Canada thường dài hơn mùa hè cho nên mùa hè rất quí đối với chúng tôi. Hè đến trời nắng gắt, cây cỏ xanh tươi cũng là dịp tốt để tổ chức những hội hè. Montréal chúng tôi nổi tiếng về hội hè, giữa tháng 5 là lễ thi đốt pháo bông (Firework Festival). Mỗi năm có hơn 10 nước tham dự như Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Anh quốc, Úc, Ý, Ba Lan, Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, v.v.v… Mỗi thứ bảy từ 22 giờ pháo nổ ngập trời, xe ngừng lại 2 bên xa lộ và trên cầu Jacques Cartier thì đông nghẹt người và xe chen lấn nhau để được xem cuộc thi bắn pháo bông trong vòng 30 phút. Một hoạt động văn hóa độc đáo của Montreal nữa là các liên hoan kịch, nhạc quốc tế, phim và nhạc Jazz được tổ chức vào cuối tháng 6 với khoảng 2,500 ca nhạc sỹ đến từ 30 quốc gia để trình diễn ngoài trời. Montreal có hơn 50 nhà hát và hơn 100 rạp chiếu bóng với sự hoạt động của 2 dàn nhạc giao hưởng, một nhà hát opera, nhiều nhóm múa hiện đại và một đoàn ba lê nổi tiếng thế giới. Tại trung tâm thành phố Montréal vào mỗi độ chiều xuống, người và xe tràn ngập đầy đường làm thành phố trở nên rất sống động trong 2 tuần lễ… 

Người ta thắc mắc tại sao có nhiều dân di cư đến Canada. Theo những nghiên cứu gần đây của Nguyệt san The Economist Intelligence, sau khi khảo sát 132 thành phố nổi tiếng trên thế giới và họ đưa ra kết luận rằng 10 thành phố đáng sống nhất là Vancouver, hạng 5 là Toronto và 8 thành phố khác là Melbourne, Perth, Adelaide và Sydney của Úc, Vienna, Copenhagen, Geneva, Zurich Âu châu. Họ dựa theo những tiêu chuẩn nhý y-tế, an ninh và văn hoá để đánh giá các thành phố…Ngược lại công ty Mercer  có công bố kết quả năm 2008 về việc thăm dò những thành phố đắt đỏ nhứt thế giới. Đứng đầu là Moscow, London, Seoul, Tokyo trong khi Toronto, Vancouver và Montréal đứng hàng 82, 89 và 98…

Phía tây của Canada giáp với Thái Bình dương trong khi phía đông giáp Đại Tây dương và miền bắc giáp Bắc Băng dương. Theo lịch sử chiến tranh lạnh trước đây thì Nga và Canada đang ngắm nghía vị trí chiến thuật (strategic positioning) của vùng này vì Nga có thể băng qua phía bắc của Canada để tràn xuống tấn công Mỹ. Vì thế Hoa kỳ đề nghị bảo vệ đưa quân sang Bắc Băng dương để đề phòng sự tấn công của Nga từ Bắc Băng Dương cùng thể. Ngày nay chiến tranh lạnh không còn nữa, Nga, Mỹ và Canada đang lăm le nhau để tranh giành quyền sở hữu của Bắc Băng dương vì trong lòng đất còn chứa nhiều tài nguyên như dầu hỏa, kim cương và vàng…Canada có ghi trong hiến chương từ năm 1921 là Bắc Băng dương thuộc sở hữu của Canada, Hoa kỳ và Âu châu không đồng ý. Họ đưa Canada ra toà án quốc tế nhưng Canada khán rằng : A mare usque ad mare trong tiếng Latin là « Người làm bá chủ từ biển này sang biển kia cho đến muôn đời ». Theo thánh kinh 72 câu số 8….Với tình hình hâm nóng toàn cầu như hiện nay, băng đá vùng Bắc Băng dương sẽ tan ra một ngày nào đó và giới thương thuyền hàng hải sẽ dễ dàng đi băng xuyên qua Bắc Băng dương từ Tây sang Đông với 26% đường ngắn hơn về hướng nam để lấy kinh đào Panama…

Cũng như nhiều sắc tộc khác, người Việt tại Canada nói chung, tại Montréal nói riêng, một mặt lo ổn định đời sống, hội nhập với xã hội mới, một mặt lo bảo tồn, phát huy nguồn gốc và tinh thần dân tộc của mình. Tình đồng hương đã sớm giúp những người xa tổ quốc tìm lại với nhau. Mái chùa, nơi giáo đường, phòng họp mặt...là những tụ điểm thiết yếu, đã sớm được thành lập, phát triển, giúp cho sự đánh giá có cơ sở xác định tầm lớn mạnh của một cộng đồng trên xứ người. Ðời sống người Việt tại thành phố Montréal nhìn chung nằm trong mức ổn định, khả quan, đa số đã trở thành công dân Canada, với hai quốc tịch trên người. Họ sinh sống theo đủ ngành nghề, từ lao động chân tay đến lao động trí óc. Người làm công, kẻ làm chủ, mọi sinh hoạt điều đặn, theo kịp với các sắc tộc khác, lẫn người bản xứ. Công nhân người Việt hiện diện hầu hết ở các hãng, xưởng, xí nghiệp...đủ mọi ngành: từ may mặc, in nhuộm, garage, điện tử ... đến công chức bưu điện, điện lực, thuế vụ, y-tế, cảnh sát và các cơ quan nhà nước khác. Theo bài viết của ông Ðỗ Quảng trước năm 1992 thì Montréal đã có 200 y sĩ Việt nam có bằng hành nghề, 160 dược sĩ, và 50 nha sĩ. Các con số này, ngày nay chắc đã tăng gấp bội, vì sinh viên Việt Nam tốt nghiệp Y, Nha và Dược mỗi năm một nhiều. Ðiều quan trọng, cần ghi nhận là dù ở bất cứ công việc nào, công nhân gốc Việt cũng được đối đãi bình đẳng, không bị bóc lột sức lao động như những người da đen hay Trung Đông. Họ được hưởng đầy đủ mọi qui chế như người bản xứ.

Về thành phần làm chủ kinh doanh của mình, người Việt cũng mở hãng xưởng về dịch vụ điện nước, may mặc, kiến trúc xây dựng nhà cửa, garage xe, các loại máy móc điện tử...Rải rác trong trong thành phố, chen chúc, sánh vai với người bản xứ, người sắc tộc khác là những cửa hàng của người Việt, từ thẩm mỹ viện, hiệu uốn tóc đến tiệm hoa, tiệm vàng, hiệu ảnh, trung tâm quay và cho thuê vidéo...đến cả vũ trường (Phạm Mạnh Cương) cũng có mặt. Dĩ nhiên các tiệm thuốc tây, các phòng mạch của bác sĩ, nha sĩ, các văn phòng luật sư, chưởng khế, địa ốc, du lịch đều hiện diện đông đảo. Nhưng nhộn nhịp, nhiều màu sắc nhất có lẽ là những cửa hàng ăn uống. Những món ăn đậm đà hương vị dân tộc, từ độc đáo, cầu kỳ đến đơn giản, bình đạm đều có mặt trên thành phố ấm tình người này. Phở và chả giò có lẽ là hai món làm hợp khẩu vị với dân bản xứ nhanh nhất. Ngày nay khi vào nhà hàng người Việt không còn ngạc nhiên khi nhìn những bàn tay to lớn đánh vật với đôi đũa bé nhỏ một cách vụng về, tích cực.

Dù phải dành nhiều thời gian cho công việc mưu sinh, người Việt cũng không quên làm nghĩa vụ của một công dân mới. Họ hiện diện đông đảo trong mọi phòng phiếu của chính quyền tổ chức, tham gia, chia sẻ hết mình trong nhiều lễ hội, cuộc vui công cộng. Với bản tính ngay thẳng, hòa nhã, người Việt chúng ta thật dễ dàng hội nhập vào một xã hội đa văn hoá. Tình trạng kỳ thị màu da ít thấy ở thành phố chúng tôi. Thí dụ bạn hãy vào bất cứ một phòng mạch của một bác sĩ hoặc nha sĩ Việt Nam nào, chúng ta sẽ thấy nhiều sắc dân khác nhau nơi đây. Ðiều này, hình như không phải là dễ có trong một thành phố nằm ngoài đất nước Canada.
Montréal nói riêng, và Canada nói chung là xứ an lành, dân tình hiền hòa thoải mái ít kỳ thị, việc làm và kinh tế khá ổn định, cướp bóc hầu như không hiện hữu, bảo hiểm y tế tốt nhứt thế giới và bảo đảm bởi chính phủ. Nợ quốc gia cũng ít hơn Hoa Kỳ (38 ngàn tỷ US dollars năm 2011 và có thể lên đến 14,000 tỉ trong 5 năm tới = GDP của My là 15,000 tỉ US). Người ta nói là đất lành chim đậu. Các bạn có biết sống ở nước nào hạnh phúc nhất thế giới chăng? Tôi chẳng để ý điều này đến khi nhân đọc một bài tường trình về “Happiness Index” của nhà nghiên cứu Ruut Veenhoven người Hà Lan. Ông xếp hạng 95 nước căn cứ trên các dữ kiện phẩm chất xã hội, gia đình và đời sống cá nhân. Nước hạnh phúc nhứt là Đan Mạch, thứ hai Thuỵ Sỹ, Canada đứng hàng thứ 9, thứ 17 là Hoa Kỳ, thứ hàng 95 là Tanzania Phi châu. Thật đúng với câu châm ngôn trên. Vì Canada không bị trách nhiệm trực tiếp về sự thất bại của miền Nam VN năm 75 cho nên họ rất chọn lọc và đặt tiêu chuẩn khá cao về vấn đề hội nhập cư dân mới. Vì thế Montréal và Canada cũng là nơi mà cộng đồng người Việt với dân trí cao và khá giả thích đến định cư vĩnh viễn như MC Nguyễn Ngọc Ngạn, Nghệ sỹ Trường Kỳ, Nghệ sỹ du ca Nguyễn Đức Quang, ca sỹ Gia Huy, soạn giả Nguyễn Phương, nhà thơ Phạm Xuân Sơn, v.v.v... Phải công bằng nhìn nhận Cộng Ðồng Người Việt tại Canada là một cộng đồng năng động với nhiều sinh hoạt văn hóa, chính trị phong phú và khá nhiều hội đoàn như Hội Người Việt Toronto, Hội Phụ Nữ, Hội Y Sĩ, Hội Cao Niên, Văn Bút Việt Nam, Hiệp Hội Chuyên gia Việt Nam, Hội Cựu Quân Nhân, Ái Hữu Hải Quân v.v. Và thành phố Montréal cũng là nơi được chọn để tổ chức Ðại Hội Nha Y Dược Việt Nam trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thuế lợi nhuận khá cao so với Hoa Kỳ, và vì phải chịu khí hậu cực lạnh của miền Bắc cực cho nên đời sống khá đắt đỏ như quần áo cho bốn mùa, xe cộ và nhà cửa được trang bị hệ thống sưởi, tất cả mọi công dân đều trả bảo hiểm sức khỏe của chính phủ…. Trong khi đó, tạp chí Maclean's số đặc biệt về giáo dục đại học cho biết: Trong thời gian 7 năm (1989 - 1996) đã có trên 35,000 nhân tài của Canada, nơi đây như bác sĩ, kỹ sư, khoa học gia v.v...một số chuyển sang sống tại Hoa Kỳ.

Những kỷ lục đứng đầu Thế Giới và phát minh của Canada
+ Tổ chức Liên Hiệp Quốc đã đánh giá liên tục 7 năm liền (1993 - 2000), Canada là một trong 175 quốc gia đáng sống nhất trên trái đất, vì cuộc sống thanh thản, an bình, không bon chen tất bật và trợ cấp xã hội y tế bảo đảm đời sống cho mọi người dân.
+ Canada cũng là nơi có nhiều hồ, nhiều đảo và có lượng nước ngọt lớn nhất thế giới. Khu rừng già tại tỉnh bang British Columbia tiếp giáp Thái Bình Dương còn có những cây cổ thụ vừa lớn vừa già cỗi lâu ðời nhất thế giới.
+ Lộ trình thể thao The Trans-Canada Trail để dân chúng đi bộ, đi xe đạp, tập thể dục, giải trí là lộ trình thể thao dài nhất thế giới, nối kết các tỉnh bang, dài 15,000 cây số, mới được khánh thành ngày quốc khánh 1 tháng 7 năm 2000 vừa qua.
+ Con đường Yonge thuộc tỉnh bang Ontario là con đường dài nhất thế giới, 1,886 cây số, được ghi trong sách Guiness về các kỷ lục thế giới.
+ Tại miền Nam tỉnh bang Aberta về mùa hè thường có những cơn gió nóng kinh khủng, gọi là "Chinook", mỗi giờ có thể tăng độ nóng lên 15 độ C.
+ Con cá voi xanh ở biển miền Ðông nước Canada là loài cá lớn nhất thế giới: dài 27 thước tây và nặng 132 tấn.
+ Ðiện thoại viễn liên hiện đang được xử dụng trên khắp thế giới là phát minh năm 1876 của ông Alexander Graham Bell, quê thị trấn Brantford, tỉnh bang Ontario.
+ Nhân vật giả tưởng siêu phàm trong hoạt họa, với tên gọi là Superman, là sáng tác của ông Joe Schuster, người Canada.
+ Những thanh kẹo chocolate có nhân đậu, hiện đang được bày bán trên khắp thế giới, là sản phẩm chế biến đầu tiên của Công ty Kẹo Norman Breakey năm 1940 của người Canada.
+ Canada là nước đầu tiên xử dụng vệ tinh viễn thông cho các dịch vụ thương mại. Vệ tinh đầu tiên được Canada phóng lên không gian năm 1972 có tên là Anik -1.
+ Về điện ảnh, hiện nay người ta có thể chiếu hình trên những bức màn cao 6 tầng nhà. Ðây là phát minh của Canada có tên là Imax tại Hội Chợ Quốc Tế năm 1967.
+ Giây fermeture (zipper) để thay thế cúc áo, cúc quần, hiện đang được xử dụng trên khắp thế giới là phát minh của Canada năm 1925 tại thị trấn St Catherines, tỉnh bang Ontario. Theo Linh Mục TRẦN QUÝ THIỆN
Canada nơi mà mọi người suy nghĩ là xứ lạnh lẽo thế nhưng lòng người thì ấm áp, bởi mỗi con người nơi đây là sự gần gũi cho những người tha hương thích trụ nơi mà có cuộc sống ôn hòa, phồn hoa ổn định. Hay ta thường nói đất lành chim đậu

Phuc Nguyen CHSHD
Tài liệu tham khảo:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Montr%C3%A9al - cite_note-5