Sunday, January 8, 2012

Vết tích Việt + Cộng đồng Việt tại Pháp

Vết tích Việt trên đất Pháp


 Hội chợ Paris năm 2014 
chứng kiến cuộc hội ngộ sau gần 49 năm xa cách của 
Thầy Phạm thế Trúc và trò Phan thị Hạnh



Gặp lại Phan thị Hạnh
Sau 49 năm rời Hoàng Diệu, gặp lai một đứa học trò cũ lần đầu tiên, thầy co hai cảm
nghỉ đơn sơ:
1. Mừng là thấy một em học trò cũ sinh sống vững vàng, có con cháu đề huề sau bao
nhiêu biến cổ thăng trầm, nghĩ tới biết bao đứa khong may mà buồn. 
2.Trong không khí lao xao cua Hội chợ Paris thì không nói được gì, nhưng về nhà có
hơi ứa nước mắt. Thấy cử chỉ, phản ứng và lời nói của Hạnh, thầy yên lòng, tin tưởng
rằng đất Việt của mình còn những đứa con biết tình biết nghĩa biết thủy biết chung.
Đó là một tin tưởng vững chắc sâu sắc bao la và tồn tại của dân mình. 
Quên dặn về nhà thăm Lâm hoàng Yến và nhiều em khác trai và gái. 
Thân thương, 


Phạm thế Trúc

                            


                                                *       *


Vết tích Việt trên đất Pháp
Nghề mua bán Hội Chợ của người Việt ở Pháp -  Ý


1- Lịch sử người Việt trên đất Pháp  :

1.1 - Trước 1945

Người Việt đầu tiên đặt chân lên đất Pháp vào cuối thế kỷ 18 là Hoàng tử Cảnh, theo Giám mục Bá Đa Lộc cầm đầu phái đoàn sang Pháp cầu viện.  
Gần 100 năm sau người Việt mới bắt đầu sang định cư tại Pháp.
Năm 1939 đă có 93.000 người, cả lính thợ lẫn lính chiến, bị đưa sang Pháp sung vào quân ngũ hỗ trợ chính quốc.



1.2 - 1945-1975

Số người Việt sang Pháp định cư tăng thêm vào những thập niên 1940-1960.  
Sau 1954, khoảng 50.000 người mang quốc tịch Pháp tại Đông Dương đã hồi hương, trong đó có 12.000 người bản xứ.
Sinh viên du học của Việt Nam Cộng hòa tập trung ở Paris, thành lập Tổng hội Sinh viên Việt Nam, hoạt động từ năm 1960. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa có cơ sở bán thức ăn ở số 80 đường Monge, quận V, được gọi là Foyer Monge, thuộc tòa Đại sứ quản lý, là nơi để các sinh viên tụ tập.



Tính đến đầu năm 1975 cộng đồng Việt ở Pháp là cộng đồng Việt lớn nhất ở hải ngoại.

1.3- Sau năm 1975

Đợt người Việt đông nhất sang định cư ở Pháp là khỏang thập niên 1970-1980 với nạn thuyền nhân vượt biển. Chỉ riêng trong bốn năm 1975-1979, Pháp đón nhận 51.515 người Việt tỵ nạn sang định cư, là quốc gia đứng thứ ba sau Hòa Kỳ và Úc.
Trong khoảng thời gian từ 1975 đến 1989, Pháp đón nhận tất cả 150.000 người Việt tị nạn.



2- Cộng đồng  Việt  định  cư  ở  Pháp  sau  năm  1975 vùng Paris và phụ cận:

                Cộng đồng  Việt  định  cư  ở  Pháp  sau  năm  1975 vùng Paris và phụ cận chủ yếu sống dọc theo xa lộ A 4 phía Đông Paris, song song với đường xe lửa cao tốc vùng phía Đông Paris đến tận khu giải trí Disneyland Paris.
          Các thị xã nầy cách phía Đông Paris từ 10 đến 40 kms. Bao gồm những thị xã sau : Neuilly sur Marne, Noisy Le Grand, Noisiel, Lognes, Torcy, Bussy Saint Georges.
         Ngòai ra, họ còn sống ở vùng phía Nam, Tây Bắc và Bắc Paris .


3- Tình hình cộng đồng Việt ở Pháp từ 1998 - 2012
3.1-Cộng đồng Việt tại Pháp
Thế hệ Việt sang Pháp từ thời Pháp thuộc đã ra đi vĩnh viễn. Thế hệ Việt định cư ở Pháp sau 1975 tuổi trên 65 cũng đã về bên kia thế giới.
Số còn lại giờ đây đã rất gìa nua và không còn năng động về nhiều mặt.
Thế hệ thứ 2 hoặc thứ 3 nói tiếng Pháp giờ đây đã hòa lẫn vào cuộc sống Pháp và thừơng lập gia đình với người Pháp hoặc giống dân khác và không có quan hệ với cộng đồng Việt.



 Bâtiment voyageurs vu du côté sud, rue Jehan Scarron.

Gare  RER  Lognes - Thị xã có rất đông
người Việt đang sinh  sống



         Họ không còn nhiều thói quen ăn đồ Việt.

3.2 - Sự xuất hiện 1 cộng đồng Việt rất mới mẻ trên đất Pháp


                   Từ 1995 bắt đầu có nhiều tiểu thương từ Việt Nam, đi đi lại lại Pháp – Việt Nam để buôn bán. Đây là khởi thủy của 1 cộng đồng Việt mới.

                   Có không ít Việt kiều tham gia vào họat động kinh tế này.  
                   Số tiểu thưởng từ Việt Nam và tại Pháp sinh sống bằng nghề mua bán theo các Hội Chợ hoặc Salon tòan nước Pháp, tính ra đã trên dưới 20 nam và hiện nay là 1 hoạt động tương đối ổn định và đều đặn của cộng đồng này.

4- Hội Chợ và salon:


        4.1- Hội chợ :

                            Theo truyền thống người Pháp, hội chợ là phiên chợ xảy ra 1 hoặc nhiều lần trong năm vào thời điểm đã được ấn định trước để nhà sản xuất và người tiêu thụ gặp nhau và trao đổi mua bán. 

                             Hội chợ có mái che, đầy đủ tiện nghi về nhiệt độ, che chắn và có cấu trúc bằng gỗ, xi măng hay kim loại kiên cố.   
                              Nhà nước địa Phương có thể uỷ nhiệm cho 1 Công Ty để tổ chức hội chợ. Họ làm rất nhiều gian hàng bên trong và thường có 1 tầng hoặc nhiều tầng.

                              Ngoài ra còn có nhiều Salon chuyên về nghành hàng hay dịch vụ nào đó.

4.2- Mỗi Département tương đương với 1 tỉnh của Việt Nam, thường tổ chức 1 hoặc nhiều hội chợ và nhiều salon mỗi năm ở các Khu gọi là khu triển lãm hội chợ  ( Parc des expositions ).  

                    4.3- Gian hàng và đơn vị bán hàng :

Gian hàng con gọi là stand là 1 diện tích mặt bằng mà Ban Tổ chức ấn định và cho thuê lại. Có diện tích khoảng 8 hoặc  30 mét vuông hoặc có khi hàng trăm mét vuông. Gía đơn vị có thể từ 240 Euros / ngày cho đến 6 000 Euros / ngày.
Đơn vị bán hàng : để cho 1 gian hàng hoạt động hữu hiệu và ổn định suốt mùa Hội Chợ, chủ gian hàng thường sắp xếp ít nhất là 1 hoặc hay nhất là 2 người cho 1 gian hàng. Trong suốt bài này, danh từ đơn vị bán hàng xem như đơn vị tham khảo.


                       4.4- Mùa Hội chợ :
Ở Pháp mỗi năm có 2 mùa Hội Chợ chính:  
           . mùa đầu xảy ra từ tháng 3 đến tháng 7,
           . mùa thứ 2 từ tháng 9 đến cuối tháng 12.

4.5 – Chủ gian hàng:


Chủ gian hàng là cá nhân hay Công Ty có chức năng kinh doanh hợp pháp là 1 Công Ty có đăng ký kinh doanh ở Pháp hoặc nước ngoài. Chủ gian hàng là người đứng ra đăng ký thuê gian hàng của Cơ Quan tổ chức hội chợ .



Hàng hoá là do sáng kiến chủ gian hàng.  
Chủ gian hàng có thể là 1 người đi mua hàng ở đâu đó giá rẻ, bán lại gía cao hơn và có lãi đế kiếm lời.
Chủ gian hàng có thể là người mở ra 1 nhà hàng nho nhỏ trong Hội Chợ, nấu nướng và phục vụ thực khách tại chỗ. 
Chủ gian hàng có thể là 1 nhà sản xuất nhỏ ở Việt Nam,Indonesia, Thailand, India, Peru,.. sản xuất ra được 1 mặt hàng nào đó và bán trực tiếp cho người tiêu dùng ngay tại Hội Chợ, cụ thể là đi ngang qua gian hàng của Bạn.
Hiện nay đa số sự đăng ký gian hàng đều được làm qua mạng Internet.




Hall  5 - Hội Chợ  Paris

                      
                                           Bên trong Hi Ch 

                      

Hội  chợ ở Pháp  -  Gian hàng Việt -  Trái cây  xấy khô
Hai cô  gái bán hàng này  có thể  là   sinh  viên  V N du học


                        

                              
    Gian hàng chỉ chừng này thôi, bạn có thể kiếm sống được rồi

     4. 6-   V quc tch :


                 .  Ch gian hàng có quc tch  và doanh nghip đăng ký    Vit Nam   27 %


                . Ch gian hàng có quc tch  và doanh nghip đăng ký     Paris - Pháp : 60 %


              .  Ch gian hàng có quc tch  và doanh nghip đăng ký     Bordeaux  - Lyon, Aix  -  Pháp :  11 %

              .   Ch gian hàng có quc tch  và doanh nghip đăng ký    Berlin:   2 %



5-    Lãnh s quán Pháp ti Vit Nam & vn đ cp Visa đi bán Hi Ch Pháp


            K t 1995 đến khang 2005, Lãnh S Pháp ti Vit
Nam cp lai chiếu khán đc bit cho ngưi có quc tch Vit Nam sang d Hi Ch vài tháng  mi năm Pháp. 
  Có 1 s điu kin ràng buc v phía Pháp.
                    Nhưng có quá nhiu trưng hp ngưi có quc tch Vit trn li Pháp. Nhng năm sau này, Đi S Quán Pháp rt dè dt, ch cp chiếu khán cho Ch Doanh Nghip Vit Nam, hoc có trc h huyết thống gia đình  vi Ch Doanh Nghip Vit.
                  Nhưng tình trng trn li vn thnh thang tái din.




  


                                               Bordeaux




                                                  Berlin




                            Consulat de France   -  Sai Gon



                                             Visa  E.U.
     
 6- Yếu tố quyết định thành công hay kém thành công:

Yếu tố quyết định thành công hay kém thành công của 1 doanh nghiệp nghành mua bán Hối Chợ, tạm thời có thể kể như sau. Qua kinh nghiệm, 1 doanh nghiệp thành công hay kém thành công , đại loại có mấy điểm:


a- Sản phẩm phù hợp với nhu cầu đa số khách tham quan đang đi ngang qua gian hàng của Bạn,

b- Sản phẩm gợi tò mò và đẹp mắt về mặt trang trí,    
c- Sản phẩm dạng ăn uống, có lợi ích cho sức khỏe, tiêu dùng hàng ngày và với tình hình kinh tế khủng hoảng hiện nầy sẽ dễ phù hợp hơn.   
Sản phẩm thuộc dạng nhu cầu xa xí, sẽ xa tầm tay của người mua, sẽ trở nên khó bán hơn.


Sản phẩm có nguồn gốc Á Châu và người bán hàng là người Á Châu, sẽ rất dễ gây tò mò cho người xem và khách hàng sẽ dễ bị thuyết phục hơn và kết quả là Bạn bán được hàng dễ hơn.
Người bán là phụ nữ Việt rất dễ gây ấn tượng đối với khách thăm viếng và sẽ mua hàng. Đàn ông, thanh niên nam hay người cao tuổi, phải thuyết phục chuyên nghiệp hơn để bán được sản phẩm.


d- Người bán hàng nên được đào tạo bởi sự truyền lại kinh nghiệm của người đi trước, chủ yếu là nắm vững tính chất và công dụng sản phẩm.    
Một sự đào tạo ngay cả ngắn hạn để truyền đất lại kinh nghiệm thật sự rất hữu ích.  

e- Phải thông tho ngôn ngữ địa phương. 


            .     .  Ở  Pháp,  Belgium, Luxembourg  bạn phải thạo tiếng Pháp,   nếu  Hội chợ  ở  Bruxelles  và  bắc Belgium  bạn  phải nói tiếng Anh và tiếng Hòa Lan. 


                    .     Ở   Ý  phải thông thạo tiếng Anh và nếu có thể nói được tiếng Ý càng hay.


                       *                      *


                     .   Ở  Đức phải nói được tiếng Đức hoặc tiếng Anh.  

                    .   Hội chợ Thụy Sĩ, phải nói được tiếng Pháp  và nếu là vùng tiếng Đức, bạn phải nói được tiếng Đức .
                .   Hội chợ  ở    U.S.A.  và Canada : phải nói được tiếng   Anh   và  Pháp   ( Québec ) .


                  f- Cộng hết các yếu tố nói trên, sự thành công sẽ bảo đảm cho sự kinh doanh của Bạn.

                     Nếu không sự kinh doanh của Bạn sẽ rất rủi ro.


g- Đề lao vào kinh doanh nầy, Bạn nên hợp tác với người có vài năm kinh nghiệm. Và dự án này hoàn toàn không nên đùa giỡn và xem thường.
      Nếu thành công Bạn sẽ kiếm được nhiều tiền sau vài năm.


                                  




6-  Những Việt Kiều ở Pháp đi tiên phong:



                   6.1-  Thực sự không thể biết đích xác ai là người Việt đầu tiên đi tiên phong trong nghề Hội Chợ. Nhưng theo sự tìm hiểu về thời gian tính, có thể xem anh   V. ,  1 cựu sinh viên  trường kỹ sư Art Métiers - Bordeaux , cựu học sinh Cao Thắng Sài Gòn 1964-1971, là người Việt đầu tiên làm nghề Hội Chợ tại Pháp.

               Thời sinh viên còn đi học, anh từng đi làm trong Hội chợ để kiếm thêm tiền  ăn học.

               Từ đó anh có chút kinh nghiệm cũng như suy nghĩ về 1 nghề nghiệp khá đặc biệt này.

                Khoảng năm 1982 sau khi lập gia đình, anh có ý định lập 1 gian hàng trong Hội Chợ để vợ anh bán kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

                  Số tiền anh thu thập từ sự mua bán Hội chợ, vào thời gian đó, cao hơn 3 hoặc 4 lần lương 1 kỹ sư của anh.

                  Anh táo bạo thu xếp mọi việc để lao hẳn vào con đường kinh doanh nầy.


6.2- Ngoài ra có thể kể anh T.  ở  Paris, gia đình K.H. ở Marseille chuyên về quần áo và các sản phẩm sơn mài, mỹ thuật, bà L. chuyên về sản phẩm dược thảo, anh C. chuyên về trái cây xấy khô, chị L.  ở  Berlin chuyên về sản phẩm làm từ sừng trâu ở Nha Trang.


                   Đây là những người đi tiên phong về 1 số chủng loại hàng hoá và nay đã trở thành 1 nghành hàng trong nghề mua bán Hội chợ ở Pháp và Âu châu.


 Trung học Kỹ Thuật  Cao  Thắng Sài Gòn
                     
Foire  d'Angers

            6.3- Những nhóm tiểu thương và nhà sản xuất từ Việt Nam đi tiên phong

                  Khoảng năm 1995, Việt Nam có 1  ít cởi mở và người ta muốn đưa hàng hoá Việt Nam ra nước ngoài tiếp thị và tìm hợp đồng với các đối tác. 
                   Thế là mỗi năm có nhiều nhóm tiểu thương và nhà sản xuất nhỏ tập trung lại, đóng thành kiện hàng để chung vào conteneur và chuyển sang Pháp.
                Thời kỳ đầu hàng hoá rất đa dạng: quần áo, đồ gỗ làm gia công, sơn mài, các vật dụng linh tinh. Đồ gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ. Nói chung đô  làm bằng tay.
                  Thời gian đó, lỗ hay lãi chẳng ai cho biết thông tin.
              Có người có ý kiến đưa hàng trà thảo được và sâm Hàn Quốc để bán theo Hội Chợ. Và ý kiến này khá đặc sắc và hiệu quả cao, kéo theo sự thành công về tiền bạc trong thời gian từ khỏang 2000 đến 2006 .
                   Thế là có 1 nghành gọi là Trả thảo được và Sâm Hàn Quốc thành công ngay trên nước Pháp,  mà người có sáng kiến tạo ra lại là 1 người Việt .



                            
    Một  stand  Việt Nam sẽ tương tự thế này


6.4- Ghi chú về việc đăng ký để được gian hàng ở hội chợ :



          Hội chợ thường kéo dài từ 4 ngày đến 21 ngày tùy theo địa Phương.
           Người muốn có gian hàng phải đăng ký trước và nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định. Giá có thể ước tính độ 200 đến 6 000 Euros / ngày cho 1 stand độ 9 hoặc 200 mét vuông.
           Điều kiện để tham dự Hội Chợ cho 1 doanh nghiệp,  cá nhân hay Công Ty Pháp, Công Ty Việt Nam và nước ngòai .

           Các Bạn nên tìm hiểu qua Internet và vào trong web site về hội chợ ở Pháp, để hiểu rõ điều kiện đăng ký .


6.5- Số ngày hoạt động tích cực của Hội chợ + Salon = toàn nước Pháp khỏang 200 ngày.    ( minimum )

Ngòai ra nghề này phải kể đến các trung tâm mua sắm và giao điểm Métro Paris .
                 Centre commercial  : 100 ngày . Métro : 40 ngày.
                 .  Tổng cộng = 340 ngày.
                 .  Chỉ tính riêng Hội Chợ = 75 ngày 




             Bạn làm kinh doanh thì phi biết tính tóan.


  7- Cộng đồng Việt nam tại Pháp thực sự hình thành lọai nghành hàng nào ở các Hội Chợ :  
            a- May mặc : quần áo đủ lọai, đủ kiểu cách, đặc biệt, hay lễ lạc , cung đình.
             b- Thủ công mỹ  nghệ : sơn mài, tranh vẽ, tranh thêu, đồ gốm sứ, đồ bằng gỗ, bằng đất nung.
             c- Trà thảo dược + Sâm Hàn quốc: nghành hàng này có thể có 1 vị trí khá đặc biệt vì liên quan đến sức khỏe.
              Các Bạn nào có ý tưng hay  v sn phm dùng có li ích cho sc khe con ngưi, chng hn như Đông Nam Dưc hay Sâm Ginseng Cao ly lai thưng hng, Bạn có vốn  và  có   ý   mun phát trin ngh thương mại bán l Hi Ch Pháp.
               Liên lạc : 


                                   tribartram6@gmail.com



             d- Trái cây xấy  khô nhiệt độ thấp ( có nguồn gốc nhiệt đới) có nhiều vitamine giúp tăng cường sức khỏe cho người tiêu dùng.
              e - Ngh làm nhà hàng lưu đng theo các Hi Ch.
                     Cách đây độ 12 năm có 1 anh Bạn người Việt sinh sống ở Hòa Lan đã  nảy ra ý kiến làm nhà hàng bán thực phẩm ăn nhanh Việt Nam theo các Hội Chợ ở Pháp.
                     Cấu trúc của anh chiếm trên 30 mét  vuông trong  Hội Chợ   vừa đủ để làm:  1 bếp lưu động nho nhỏ và 1 khoảng không gian để chứa ít nhất là 12 cái bàn cho độ 50 thực khách  vào ăn.


  Một quán ăn trong Hội Chợ - Bạn làm nổi không?

              T chc theo kiu đánh nhanh rút l
             Anh Bạn này  rất thành công , nhưng bây giờ đã nghĩ  ( mệt và vất vả )  vì tuổi  ngòai 60.
  

         8- Cộng đồng kinh tế bán lẻ Việt nam :


                 Nhìn qua các mặt hàng Việt Nam, tất cả đều là sản phẩm làm bằng tay chân, thủ công, bình dân.     
                 Cộng đồng này bao gồm : tiểu thương, sinh viên, nhân viên bán hàng và những người phục vụ.
                 Các sinh họat của cộng đồng này bao gồm : nhà ở, sinh sống, đời sống lứa đôi, tiền bạc, tình yêu, đồng nghiệp,  giấy tờ tạm trú, thường trú, kết hôn , ly dị, chia tài sản, hợp vốn, v.v…                                 


            9 - Thu nhập của người bán hàng:


            Các sinh viên khi còn đi học, thì lương họ lĩnh được là để trang trải sự sống và học tập để hoàn tất bằng cấp. 
            Sau khi ra trường, đa số tìm cách ở lại bằng mọi cách và bằng mọi gía. Lúc bấy giờ, lương lĩnh được là để sống và trang trải những phí khỏan linh tinh.
            Cơ bản họ lĩnh được lương tối thiểu tức là khoảng 1 100 đến 1 400 Euros / tháng.   



10 - Phức tạp xă hội đă xảy ra trong cộng đồng này

                   Các cô cậu du học sinh có nguồn gốc 

                            miền Bắc và Trung Việt Nam


                   Nghành học của du học sinh miền Bắc và Trung Việt nam:


                     . Quản trị, kinh tế, tiếp thị, kế toán, quan hệ quốc tế, triết học, xã hội học, quản trị nhân sự, ngoại thương, xây dựng, ngữ pháp văn chương Pháp, Tóan .....




                     Như các Bạn đă biết, các cô cậu du học sinh do muốn ở lại, trong khi đang học hoặc sắp tốt nghiệp ở Pháp, họ đã chuẩn bị nhiều phương án khác nhau.....dở khóc dở cười...... xin được kể ra như sau:


10.1 - " Tình cho không biếu không "  type 1:


       . Có cô du học sinh làm cho có thai ( có bầu ) để hi vọng được ở lại ( 2%  ).  

        Nhưng khi ra Préfecture Cơ Quan Cảnh Sát vùng, họ không chấp nhận và sau đó phải về nước. 
        Dĩ nhiên đứa bé có khai sinh Pháp và đến 18 tuổi có quyền xin vào quốc tịch Pháp tại Việt Nam.  Ngậm đắng nuốt cây trở về đợi 18 năm sau vậy...
                                 
                            
                   Em ra đi, Hà nội buồn thương nhớ
                          Ngày em về, tay bế tay bồng


10.2 - Sống thử  ( 1 %  )  :

                        Có cô sống hẳn với 1 anh chàng nào đó, trường hợp cụ thể biết được là 1 chàng trai  Pháp.  
                         Tương lai chưa biết sẽ ra sao,  bây giờ còn đang học chưa ra trường.....
                

                      Huế dấu yêu, mi hãy chờ ta trở lại

                      Cầu Tràng Tiền tà áo tím hoa sim
                      Hãy đợi ta ngày  về không xa lắm.....
                 
                            

10.3-  " Tình cho không biếu không "   type 2  ( 1 %  )  :  

           Có cô vồ lấy 1 ông Tây già 70 tuổi và cuộc thương lượng không xong,  đành chia tay.
           Hiện đang ' tình cho không biếu không ' với 1 chàng Trai người Pháp 50 tuổi  và cuộc thương lượng  sẽ còn kéo dài bất tận,  để có được  CARTE  DE  SEJOUR   1 năm.....

                           

         Sơn La ơi, những con đường đồi núi chập chùng
                               Ngày trở lại xa vời quá                 
                   Hãy đợi ta về với cái quốc tịch Tây 
                      Đời ta trăm mối ngổn ngang

10.4- Tình cho không biếu không  type 3  ( 1%)


             Một cô du học sinh cao   1 m 56 nhưng thích yêu những chàng trai Pháp cao 1.78 trở lên.



Quê em Nam Định ngày về mờ mịt
Em lấy chồng có cái passport Tây
Chút khôn ngoan ta vớ lấy chàng
 Nhưng than ôi !  chàng mãi mê hút sách
Tình yêu nồng cháy chàng không thể
Trái tim ta dành trọn cho người Tây
Một mét tám ta yêu chàng cuồng nhiệt

Chàng yêu em chàng nói  je t'aime

*     *  

Anh ở lại, đừng chờ em nữa nhé !
Hẹn kiếp sau, em sẽ giữ lời
Nam Định oi ! Ngày về xa lắm lắm !





10.5- Kết hôn :

         . Một số khác ( 57 %  ) kết hôn với người Pháp để được ở lại.


                               Tình yêu không biên giới                               


10.6-  Lập Công Ty để được ở lại ( 15 %  )  . 

Đây là trường hợp đã xảy ra và co lẽ là phương án thành công nhất " được cả chì lẫn chày ".


10.7-  Có bạn tìm cách làm con nuôi cho 1 gia đình Pháp (1%).

10.8- Hoặc có Cô có bạn trai là người Việt thì họ tìm cách lập Công Ty và có thai cùng lúc ( 2 %  ). Tóm lại nhiều chuyện éo le đã xảy ra. Dở khóc dở cười.



                                             


10.9-  Có rất nhiều du học sinh thử mọi cách mọi giải pháp  ( 20 % ) , cuối cùng không ổn hoặc không thích hợp, đành phải về......



Các cô cậu du học sinh có nguồn gốc 
miền Nam Việt Nam


                       Nghành học của du học sinh miền Nam Việt Nam:
                        - Xây dựng, kết cấu xây dựng, phần mềm vi tính, làm móng tay móng chân, chuyên viên nấu nứơng nhà hàng, Y khoa, Dược khoa, khoa học thực phẩm, sinh học, kỹ thuật thực phẩm, Thống kê. ...... 



10.10 - Chuyển sang học nghề và định cư ở lại  ( 5 %  ): có cô du học sinh chuyển sang học nghề móng tay móng chân và hiện rất thành công về kinh doanh.



10.11-  Xin được việc làm và ở lại  ( 15 %  )  : các du học sinh này học về nghành nghề xây dựng, Informatique.... triển vọng ở lại là khá lớn.


                           Và hiện đang định cư ở Pháp.

10.12-  Lấy chồng người Pháp ( 43 %  )  : có cô lấy chồng và làm đám cưới và giấy hôn thú hắn hoi. Triển vọng ở lại rất cao.


10.13-   Quyết định từ đầu đến cuối là về nước ( 35 %  ): dứt khóat về nước cho đến phút cuối. 


10.14-  Có 1 du học sinh ( 2 % )  làm luận án (thèse) nghành thuốc ung thư thất bại..... thử nhiều giải pháp từ yêu người nước ngoài có Carte de Résidence, thử đề nghị kết hôn, lập tiệm kinh doanh nhỏ.....thất bại và bị tai nạn có thương tích. Thân bại danh liệt. 
              Tương lai ra sao chưa biết. Tình trạng rất thảm hại...



Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi !
Sài Gòn đừng đợi chờ ta nữa
Ngày về còn xa lắm Sài Gòn ơi !
Danh chưa thành ta thề không trở lai...







                                                      


                   Qua thống kê , ta có thể ngầm hiểu được rằng:


a- Các cô cậu có nguồn gốc miền Bắc và Trung đã có kế họach từ trước, là bằng mọi giá phải ở lại.  

                 Cho nên có quá nhiều trường hợp trái ngang và đau buồn. Theo quan điểm phương Đông là thiệt thòi cho người nữ. Nhưng các cô cậu ngày  nay  không quan tâm đến truyền thống  Á  Đông.  
               Của quý nhất đời người con gái sẵn sàng cho không luyến tiếc kiểu Âu Tây.
                 Không có kẻ mất người được mà 2 bên cùng được lạc thú vu sơn. 
                  Cho nên không có vấn đề gì phải đặt ra . 
                 Thực sự  về lâu  về dài, người nữ  vẫn là kẻ thiệt thòi.


b- Các cô cậu trong Nam có đến 35 % quyết định từ đầu đến cuối là về nước. Rất dứt khóat .  


                       Họ là con cái gia đình làm ăn bình thường. Có 1 là con của người chế độ trước 1975.   


c-  Nghành nghề cũng khá quyết định :  Xây dựng, Informatique, " chuyên môn nấu ăn" ............. khả năng ở lại là 

khá lớn. 
                     Họ học 1 cái nghề rất tầm thường, nhưng dễ làm, dễ kiếm ăn trên xứ lạ quê người . Nhất là tình trạng tìm việc ở Pháp là không đơn giản cho người gốc nước ngòai

d-  Có cô chuyển sang học nails, chuyên môn nấu ăn,  đang làm chủ và kinh doanh khá tốt. 

                                    Đây cũng là 1  ý kiến hay.


                                               *  *  *  *  *  


                    Về nghành học, ta thấy  người Bắc và  Trung hướng về quản trị, khoa bảng và tổng quát.
                    Người Nam hướng về làm chuyên viên, thích nghi nhanh vào đời sống thường ngày.



*  *  *  *  *


                      Qua kinh nghiệm của 1 vài trường hợp của 1 số Bạn mà tôi được biết, sau đây xin được gợi ý cho các Bạn chuẩn bị muốn ở lại Pháp qua đường HÔN NHÂN.
                         Trước tiên Bạn phải phân biệt những phạm trù sau đây,  hoàn toàn là riêng biệt:
                    - Làm quen và yêu nhau do  giới tính nam nữ tự nhiên (aimer),
                     - Quen nơi ăn chốn ở và có quan hệ Nam Nữ rất bình thường (sex),

                        - Hứa hẹn và quyết định ngày giờ để làm hôn lễ và lập hôn thú trước cơ quan chính quyền (mariage)  ,

                        -  Quan hệ vợ chồng: ở Pháp tài chính  vợ chồng là độc lập. Các Bạn nên nắm vững điều này.

                          Những vấn để nêu ra ở trên là hoàn toàn độc lập. Không phải có quan hệ Nam Nữ là chắc chắn tiến đến vợ chồng. Đối với người Pháp, đây là vấn để quan trọng. Ho chờ hội đủ nhiều điều kiện mới quyết định.  


                            Điều này các Bạn, nhất là các bạn Nữ nên thận trọng.

                            Quan hệ Nam nữ (sex), nên có suy nghĩ trước.
                          Tôi không đi quá xa vai trò 1 người ngoài, chỉ nói với Bạn là nên có hứa hẹn và chấp thuận đôi bên trước khi đi xa hơn.

                      Chuyện đời nay :  vấn đề rất mới....

 

               a- Câu chuyện thứ 1 :

                  Có  1  Cô xinh gái, học rất giỏi, cao 1 m 56 đã từng ăn ở  sex với 1 chàng Pháp cao 1m 83,  nay chàng Tây đã bỏ rơi em bên vệ đường.   

Em bây giờ thẩn  thờ như người trên mây. 
Giấy tờ ở lại mơ hồ, hoàn toàn không có, đã tốt nghiệp. 
Nhưng vẫn muốn bám víu vào tình yêu lơ tơ mơ và rất mê sex của chàng Trai này ( qua lời tâm sự ).

                  Người như mất hồn,  VISA sắp hết. 

                Chưa biết rồi ngày mai sẽ ra sao. 
               Khăng khăng không muốn về Việt Nam, với em là đất nước của những người đàn ông không văn minh và lịch sự.
                   

Hùng Vương dựng nước, ta bỏ nước 
Giờ đây ta yêu nòi giống Gaulois
Tiếc thay, tình chỉ thoáng qua
Lòng ta đã quyết, không xa nơi này
Ninh Kiều mỗi chiều ta hóng mát
Cần Thơ ơi ! ta lỗi hẹn kiếp này
Hiểu cho ta, sao cuộc đời đầy lắc léo !
Tình yêu thoáng thấy thoáng lìa xa
Hi vọng rồi sẽ gặp chàng Gaulois khác !
Hương tình yêu nồng cháy ... cháy đời ta...


             b-   Câu chuyện thứ 2


                   Có 1 Cô do ý muốn ở lại, lấy 1 người Pháp cao tuổi.

Cuộc sống lứa đôi có lẽ có vấn đề, bây giờ sống thác loạn, đụng đâu bạ đấy.......

Giọt nước mắt cho cuộc đời đầy ngang trái!
Người ta yêu sao giống các cụ già !
Chốn cấm cung đời ta buồn biết mấy!
Mượn men nồng ta quên kiếp tha hương!
Ôi tình yêu ! mi ở phương nào !
Bể ái ân cho quên đi kiếp đọa đày !
SIDA oi ! đừng đến với ta !
Để  ta  sống  những tháng ngày trụy lạc!
Hà Nội ơi ! biết bao giờ trở lại !
Ngày về xa lắm bố mẹ ơi !
Nhớ các em ! giọt nước mắt không còn nữa !
Kiếp nhân sinh sao lắm trớ trêu !
Paris ! cuộc đời và địa ngục !
Kỷ niệm thân thương thời áo trắng !
Ta khóc cho số phận đã an bày !
Biết bao giờ trở lại mái trường xưa !





*  *  *  *  *  



         11 - Thành công :


              a-  Nghành Trà thảo dược có 1 người thành công.


                            
                                   Stand  trà thảo dược


              b- Nghành thủ công mỹ nghệ, quần áo có 1 gia đình đã thành công và hiện nay không làm nữa do nhiều lý do.

               12 - Khó khăn:
                Khi bạn lập Công Ty và hoạt động, điều cần suy nghĩ là làm sao kiểm soát được mọi mặt nhất là tiền bạc.
                Nguyên tắc Bạn phải là 1 Công Ty có giấy đăng ký kinh doanh của Nhà Nước .
                Theo sự hiểu biết, Các Công Ty nước ngoài chỉ được đăng ký Hội Chợ mà không được đăng ký các Salon địa phương và chuyên nghiệp. Trừ trường hợp Salon cấp quốc tế và bán sĩ hoặc tìm đối tác.

        13-  Sinh Viên du học Việt Nam ở Paris, Marseille, Caen, Angers, Tours tham gia bán hàng cho các Công Ty Việt Nam:
             Các Công Ty gốc Việt Nam hoặc Pháp thường thuê Sinh viên du học ở Paris, Marseille, Caen, Angers, Tours,… để bán hàng cho họ.
             Hai bên đều có những điểm phù hợp với nhau. Sinh viên không đòi hỏi hợp đồng chặt chẽ như người làm việc ở Pháp. Khai báo dễ dàng hơn. 
              Sinh viên nói được tiếng Pháp dễ dàng hơn. 
              Họ còn trẻ và nhanh nhẹn. 
          Có 1 web site dành cho Sinh Viên du học ở Paris   ( muốn tìm biết tất cả các dịch vụ dành cho sinh viên )  .


         14-  Vài con số nói về hoạt động kinh doanh hàng năm của 1 đơn vị bán hàng
              Điều cần tìm hiểu là nghề  Hội chợ có nhiều biến đổi và phải biết thích nghi nhanh với thị trường.
                     .   Đơn v  bán hàng  : 2 người  . 
                     .   Mặt bằng :          9  - 15 mét vuông

                 .  Doanh số biến động mạnh từ  60 000 đến 380 000 Euros / năm ( cho 1 đơn vị bán hàng ). 


           15-  Nhng ghi nhn t môi trưng Hi Ch Pháp ca công đng Vit Nam  ( bao gm tiu thương và sinh viên du hc Vit Nam )

                  a - Chốn nầy Bạn sẽ không thấy có Nam Bắc phân tranh thời Trịnh Nguyễn,  hay nội  chiến 1954 – 1975.
                                         Thí dụ vui:


                       Bạn có thể thấy  1   người bán hàng sang gian hàng Việt Nam bên cạnh bất chấp là Nam hay Bắc, người bán hàng nầy  hỏi :  " Chị  à....Làm ơn cho tôi mượn cái " muỗng " ? Thì người nầy  sẽ được cho mượn cái  "thìa"..
                        Bạn muốn  mượn  cái " chén " thì sẽ được cho mượn cái "bát". Ngôn ngữ Nam Bắc được thông hiểu rất nhanh.
                            Không cần thông dịch .
                         Hình như  h t biết là gia h có huyết thng gì đó..... không cn nhà s hc đến  gii thích..
                        b- Có khi giữa đồng quê cỏ nội bên Pháp - Foire de Marseille, Foire de Strasbourg, Foire de Nancy.
                   Bạn sẽ nghe 1 gian hàng bên cạnh, có anh Bạn tên là Trung mở thật to bài ca Chế Linh với bài Mười Năm tình cũ, hay Đỗ Thanh với bài Đường về quê hương...
                     Bạn sẽ rất nhớ về quê Bạn ngày nào, hay chúng tôi quê hương Sóc Trăng, nghe lòng  tê  tái.
  


Bên bờ sông Sóc Trăng 
  Dòng sông trôi êm đềm. 
      Một buổi chiều tà có nắng vàng nhè nhẹ. Ôi sao nhớ quá!

                        
Cổng trường ngày xưa 


         c- Bạn muốn chứng kiến những cảnh này,  bạn chịu khó Search trên Google.  Làm thế này : bạn search  Foire de Paris, Foire de Bruxelles, Foire de Marseille , hay Foire de Milan, Foire de Berlin .

            d- Có 1 Cô bạn bán hàng,  có học thức,  định    cư  ở Pháp được 2 năm, nói 1 câu  làm các đấng mày râu chúng ta cũng nên suy nghĩ  1  vài giây.
          
               " Ngưi đàn ông Vit Nam làm đưc cái gì?  "

              e-  Ở đây  không có Hà Nội 36 phố phường, nhưng có Việt Nam 6 phố phường tức  là 6 nghành hàng do 1 số con cháu Lạc Hồng nặn ra và gìn giữ suốt gần 17 năm qua. 
                 Mt phn do không có vic làm mà ngưi Pháp ban tặng. 

                 Một tinh thn mun đc lp trong đám con cháu Âu Lc này.

             f- Bn đng nên xem thường họ nhé,  ở đây bạn có thể gặp :

                .   1 người bán hàng có bằng Cử Nhân,  Cao Học .
             g-  Bn nào trong điu kin không còn tìm đưc vic m đưc na.

             . Có khả năng nói đưc tiếng Pháp và tiếng Anh để nói chuyện và thuyết phục khách mua hàng.
                Hoặc Bạn tuổi đã cao hay chuẩn bị về hưu.
              Môi trường Hội Chợ sẽ thích hợp với Bạn để Bạn có thể kiếm thêm thu nhập trong tuổi già sức yếu, mắt kém.
                .  Cố gắng liên lạc trực tiếp trong các Hội Chợ.
        Lịch thì tìm trên Internet,  như đã nói Bạn search Foire de Paris, Foire de Marseille, Foire de Strasbourg,  mục đích là để biết nó diễn ra ngày nào mà vào đây tìm việc lắm..
        . Bạn biết người Việt Nam mà, Bạn có khuôn mặt không dữ tợn lắm, xem không nguy hiểm lắm..
           Còn các bạn gái, thì dễ dàng hơn,  không cần đẹp lắm, nhưng dễ nhìn là được rồi.

           .  Bạn sẽ được việc làm.  Nhưng Bạn không thể so sánh với 1 Công Ty Pháp đâu....Vì bản thân người chủ cũng như Bạn thôi. Họ khác hơn Bạn là có gan hơn và có chút vốn. Thế thôi.


           .  Bạn dự trù là khi  vào nghề  này Bạn phải chấp nhận đi Tỉnh khá nhiều.   Nếu Bạn có bằng lái  thì sẽ rất được ưu ái.


          h -  Vào trong cng đng này, Bn s bt gp nhng ngưi có ý chí mun t lp  v kinh tế, làm ăn kiếm sống.


                     Không muốn khổ sở  và nhục nhã với những năm tháng dai dẵng thất nghiệp ăn   "welfare"   hay   R.M.I ...


                    Nhục nhã vì không có việc làm hoặc không có khả năng làm việc bị xã hội và gia đình ruồng bỏ, chê trách....


               Ni  nhc không t quốc, không quê hương.


               Ở đây Bạn sẽ nhìn thấy lại chút sinh khí và hãnh din thân phn làm người.  
                Hết nhục  vì người Pháp đ Bn tht nghip dài dài.  Nổi oan được giải bày, hãnh diện làm lại cuộc đời và trở thành 1 người bình thường, vui vẻ  yêu  đời,  đưc không?





                                    Hội Chợ     Saint-Etienne


    
                                   Hội Chợ      Amiens
                        

Hội chợ triển lãm  Bruxelles
                      

Salon d'Alimentation - Bruxelles 


       16- Kết lun:

        Dù sao, những con cháu Lc Hng này, vẵn có đủ khả năng gìn giử và hình thành ít nhất là 1 thời gian cộng đồng đặc thù của mình. Bạn hãy nghe sau đây  lời phát biểu khá khách quan của một nhà báo Pháp nói về các thế hệ và cộng đồng Việt ở Pháp như sau : các thế hệ  và cộng đồng Việt ở Pháp hòan tòan không có sự " giao thoa"  với nhau. Mỗi cộng đồng đều độc lập. Cho đến bao giờ : không ai biết.

             
     Cng đng tiu thương + sinh viên  này  s tn ti 1 thi gian khá dài, là 1 hat đng to ra s sng cho khá nhiu gia đình Pháp và Vit Nam.


                    Dù gì cũng chúc mng.
                    Hãy chào đón h như 1 ngưi Bn mi.
                   Chúc Bạn vui biết về 1 thông tin.


                                             H.
  

     






                                                         Đài kỷ niệm thuyền nhân

              Ngày 12 tháng 9 năm 2010 tượng đài kỷ niệm thuyền nhân Việt Nam với tên Niềm mơ ước của Mẹ  (tiếng Pháp: Le Rêve de la Mère)  được dựng ở bùng binh "Rond point Saigon", ngã tư thông lộ André Malraux và đại lộ des Genêts thuộc xã Bussy-Saint-Georges, thị trấn  Marne-la-Vallée ( Đông Paris độ 40 kms ) .  Tượng đài này có bốn mục đích:
       .  Tưởng niệm người tỵ nạn thuyền nhân Việt Nam
       .  Tri ân nước Pháp
       .  Ghi ơn bậc phụ huynh
       .  Vinh danh đóng góp của người Pháp gốc Việt.
  

                       

 
                  







                        Vết tích Việt trên đất Pháp
     
                              Noisy Le Grand 

            Mời  Bạn đến Noisy Le Grand  nằm  ở  phía đông Paris   độ  15 kms...   
            Bạn tìm cách  đến   1  shopping center   gọi  là  Arcades  Carrefour..  
            Đến đây  Bạn sẽ  thấy  rất  nhiều  thế hệ Việt Nam..  nói tiếng  Việt  và tiếng Pháp....  
            Nếu Bạn nghe họ nói tiếng Việt thì  chắc chắn  nhiều phần  trăm  là họ trên 40  tuổi...
            Còn nếu họ nói tiếng Pháp.....đó  là  con cháu người Việt  thế hệ  thứ 3.
      


                                              Chùa Khánh Anh  Evry (91)

           Về  hướng Nam của Paris  độ chừng 45 cây số  trên con đường rue François Mauriac thuộc thành phố  Evry (91) .
            Đây là ngôi chùa mà  đã  3  thế  hệ  Việt  thường đến mỗi week end, bếp nghi ngúc khói, người người nói chuyện ròn rã.


                    Chùa Khánh Anh

   
                                             

                    Làng Mai gần Bordeaux

      Lịch sử hình thành  Làng Mai ở gần Bordeaux ( ở gần 1  ngôi  làng gọi là Sainte Foy-La-Grande, gần Bergerac) khá đặc biệt.

      Đây là  1 làng Việt do vị  sư  Thiền Định lập ra  cách đây  vài chục năm  ....để người Việt và người  nước ngòai ( đa số ) đến đây  học Thiền mỗi  độ  vào Hè ấm áp....   

      Ngày xưa  chỉ  lưa thưa  vài   ba  căn nhà, bây giờ đã  có   3  xóm:  Xóm Hạ, Xóm Thượng và  Xóm Mới....

      Nếu Bạn đến đúng lúc mùa hè nên  xem trước lịch trình   để  vào  mà ngồi Thiền với mọi người.

         Ở đây  Bạn sẽ  ăn  chay . 

                                               http://www.langmai.org